Danh sách bài viết

Học sinh viết thư, vẽ tranh cảm ơn tuyến đầu chống dịch

Cập nhật: 25/10/2023

Sáng 26/5, khi đang đọc tin tức về tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang, Bắc Ninh và các điểm nóng khác trên cả nước, Nguyễn Trần Thiên Ngân, học sinh lớp 7A2, trường Tiểu học và THCS Hà Nội - Thăng Long, nhận tin nhắn của cô giáo chủ nhiệm, thông báo "bài tập" đặc biệt: Hãy viết thư, vẽ tranh bày tỏ sự biết ơn với các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Sau vài giây bất ngờ, Thiên Ngân hào hứng.

Bắc Giang là quê của Ngân, hiện nhiều người thân của em vẫn đang sống và làm việc tại đó. Hàng ngày, em luôn theo dõi thông tin dịch bệnh, gọi điện động viên người thân. Với cô học trò 13 tuổi, hình ảnh khiến em xúc động nhất là hàng nghìn y bác sĩ từ khắp nơi không ngại nguy hiểm lên đường chi viện tâm dịch. "Em luôn muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình cho cuộc chiến này, nhưng chưa biết bắt đầu thế nào. Bức thư này sẽ thay em thể hiện sự cảm kích, lòng biết ơn với y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch", Ngân nói.

Có sẵn ý tưởng, nữ sinh viết ngay hôm đó và hoàn thành trong buổi tối. Trong thư, Thiên Ngân khẳng định "tinh thần dân tộc mà con mới chỉ được biết qua những trang sử hào hùng, nay được thấy rõ nơi tâm dịch gay go, đầy thách thức. Con thấy tự hào vì mình là người Việt Nam". Ở phần cuối thư, em không quên nhắc nhở bản thân và gia đình sẽ "chấp hành nghiêm chỉnh quy định phòng, chống dịch của Chính phủ" và tin tưởng "Việt Nam nhất định sẽ chiến thắng".

Hoa Tuệ Lâm, học sinh lớp 4A4 của trường Hà Nội-Thăng Long cũng hưởng ứng hoạt động viết thư cảm ơn tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Website nhà trường

Hoa Tuệ Lâm, học sinh lớp 4A4 của trường Hà Nội-Thăng Long cũng hưởng ứng hoạt động viết thư cảm ơn tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Website nhà trường

Hoạt động cổ vũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch được trường Tiểu học và THCS Hà Nội - Thăng Long, THPT Xa La (cùng hệ thống) triển khai tại cả ba cấp học. Phạm Phương Hải, học sinh lớp 5A5, đã tham gia cả hai hình thức viết thư và vẽ tranh. Trong bức thư viết bằng mực tím dài hơn một mặt giấy, Hải tâm sự: "Hình ảnh các cô chú căng mình trong bộ đồ bảo hộ, mồ hôi vã ra như tắm, có người kiệt sức và ngất xỉu khiến cháu rất xúc động. Cháu chỉ mong Covid đi nhanh để mọi người được nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình, các em nhỏ được gặp bố mẹ, được tới trường".

Phương Hải kể được bố mẹ đọc tin tức về dịch bệnh hàng ngày nên chỉ mất 5 phút để lên ý tưởng và hoàn thiện ngay trong ngày. Ngoài thư cảm ơn, Hải còn vẽ bức tranh "Trái đất thổi bay Covid", gửi gắm mong muốn dịch bệnh sớm qua đi. "Con rất thích những hoạt động ngoại khóa như này và mong bức thư có thể đến tận tay các y bác sĩ", Hải nói.

Cũng như các học sinh khác, Hoàng Thu Nga, lớp 10D1, cảm thấy bất ngờ và hào hứng khi nghe cô giáo phổ biến hoạt động. Ngay sau khi được hướng dẫn, Nga chỉ mất một tiếng để hoàn thành bức thư vì có sẵn ý tưởng từ việc đọc tin tức về dịch bệnh hàng ngày. "Em mong các bác sĩ luôn nỗ lực, vững vàng để làm tốt nhiệm vụ. Em cũng hứa sẽ tuân thủ các biện pháp phòng dịch, góp phần vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh", Nga nói.

Bức tranh Trái đất thổi bay Covid của Phương Hải. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bức tranh "Trái đất thổi bay Covid" của Phương Hải. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Tạ Thị Tam Hà, Phó hiệu trưởng chuyên môn của hệ thống trường Hà Nội -Thăng Long, cho biết đây là lần đầu trường tổ chức hoạt động viết thư, vẽ tranh cổ động chống dịch. Năm ngoái, học sinh cũng đã gửi lời chúc tới y bác sĩ và lực lượng chức năng tuyến đầu, nhưng với hình thức quay video chung toàn trường.

Cô Hà chia sẻ, việc lựa chọn hoạt động này được Ban giám hiệu cân nhắc trên nhiều lý do. Đầu tiên, học sinh sẽ được rèn ý thức cộng đồng, biết quan tâm đến mọi người và tình hình dịch bệnh. Khi viết được lời cảm ơn tức là các em đã hiểu về mối nguy hiểm của dịch và biết rằng mình, gia đình cần phòng dịch ra sao.

Ngoài ra, việc tạo được hoạt động cho các em làm trong dịp nghỉ hè sẽ hạn chế những tác động tiêu cực của việc ở nhà tù túng, không được ra ngoài vui chơi như các năm trước. Đồng thời, khi viết thư, học sinh cũng được rèn khả năng diễn đạt, trình bày ý tưởng - những kỹ năng cần thiết trong phần tập làm văn.

Chỉ trong vài ngày phát động, Ban giám hiệu trường Hà Nội - Thăng Long Xa La đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh, phụ huynh. Số lượng thư và tranh gửi về lên đến vài trăm, có em tham gia cả hai hoạt động. Nhiều thầy cô bất ngờ trước sự hiểu biết và suy nghĩ có phần già dặn hơn tuổi của học sinh về tình hình dịch bệnh hiện nay.

Không chỉ đăng tải lên mạng xã hội, các thầy cô cũng ấp ủ kế hoạch gửi thư và tranh đến những điểm nóng chống dịch. "Vì học sinh đang nghỉ học nên chúng tôi chưa nhận được bản cứng. Khi tập hợp được số lượng phù hợp, trường sẽ giúp học sinh gửi đến các y bác sĩ và lực lượng chức năng", cô Hà chia sẻ.

Trong dịp hè này, học sinh trường Hà Nội - Thăng Long Xa La còn được giao nhiệm vụ đọc sách, làm việc tốt và học nấu ăn những món đơn giản hoặc giúp bố mẹ việc nhà. Ban giám hiệu nhà trường bày tỏ sự phấn khởi khi học sinh nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động của trường, khẳng định, đây là động lực để thầy cô tiếp tục sáng tạo và tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa sau này.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?