Danh sách bài viết

Học từ ngày tết đoàn viên

Cập nhật: 20/02/2024

SUM VẦY BÊN CHIẾC BÁNH CHƯNG

Trước tết luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của các thành viên trong đại gia đình chị Nguyễn Thị Song Trà, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo TH, TP.HCM. Mọi người cùng nhau về quê, đi chợ mua hoa tết, trang trí nhà cửa và cùng gói bánh chưng, bánh tét. Thời điểm gói bánh chưng là lúc cả nhà vui nhất. Mọi người mở những ca khúc ngày tết và chia nhau các nhiệm vụ, các cháu cùng rửa lá, vo gạo, đãi đậu xanh, ông bà chẻ lạt, gói bánh. Vừa làm cả nhà cùng kể chuyện những ngày tết xưa, tết nay, kế hoạch nấu ăn, đi chơi ngày tết…

Học từ ngày tết đoàn viên- Ảnh 1.

Cả nhà quây quần gói bánh chưng, kể những câu chuyện vui ngày tết

THÚY HẰNG

Chị Trà cho rằng trẻ không chỉ học được nhiều bài học hay khi đến trường. Ngay trong mỗi gia đình hay bất cứ nơi đâu, trẻ đều có thể được học thông qua trải nghiệm của mình. Kinh nghiệm của gia đình chị Trà là ưu tiên các hoạt động gắn kết các cháu nhỏ và gia đình, chia sẻ để các con hiểu hơn về tình cảm gia đình cũng như cách chăm sóc ông bà, ứng xử với cha mẹ và mọi người, vì tết là dịp con được gặp gỡ nhiều người hơn.

"Khi ở nhà, ông bà, cha mẹ nên để con cái mình có nhiều ngày trải nghiệm, tự tay làm các việc cùng thành viên khác, để chuẩn bị đón tết truyền thống. Vừa làm việc nhà, ông bà, cha mẹ nên cùng trò chuyện, nói cho con nghe ý nghĩa của từng hoạt động. Ví dụ như vì sao tết đến là gói bánh chưng, bánh tét; vì sao ngày tết nhiều nơi có phong tục dựng cây nêu... Đặc biệt, mâm cơm chiều 30 tết luôn có ý nghĩa quan trọng với gia đình người Việt. Bên mâm cơm đoàn viên sau một năm xa cách, nhiều thành viên mới có dịp quây quần bên nhau, kể về những khó khăn của một năm đã qua, động viên nhau bước tiếp trong một năm mới với nhiều hy vọng…", chị Trà chia sẻ.

SỐNG CHẬM NGÀY TẾT

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, cho rằng thời gian nghỉ tết là dịp các bạn trẻ học được rất nhiều điều từ cuộc sống. Đây là khoảng thời gian để các bạn "kiểm chứng" các bài học lý thuyết ở trường lớp để cảm nhận và hiểu sâu sắc hơn các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, văn hóa ứng xử, giao tiếp của mọi người trong xã hội.

"Từ góc nhìn văn hóa truyền thống, các em có dịp để trải nghiệm và cảm nhận về các hoạt động lễ, hội mà chỉ khi Tết Nguyên đán về khắp mọi nơi mới có, còn thường ngày rất ít thấy. Ví dụ như nét đẹp mặc áo dài với đa sắc, đa kiểu dáng. Tôi thấy rất vui khi hiện nay mặc cổ phục đang trở thành "trend" của các bạn trẻ, đây cũng là cách các bạn hướng về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Hay trong nhiều không gian tết truyền thống, các bạn nhỏ được chơi các trò chơi dân gian mà thế hệ các bạn rất ít hoặc không biết đến như nhảy lò cò, ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây…", tiến sĩ Huyền Thảo nói.

"Cùng dọn nhà, cùng nấu nướng, cùng gói bánh, cùng trang trí mai - đào, những hoạt động chung đó diễn ra một cách tự nhiên nhưng lại mang nhiều giá trị cho đời sống tinh thần, và giúp các em học sinh học hỏi được nhiều giá trị tốt đẹp từ cuộc sống thay vì những lý thuyết mang tính giáo điều…", tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo bộc bạch.

Học từ ngày tết đoàn viên- Ảnh 2.

Học từ ngày tết đoàn viên- Ảnh 3.

Trẻ em cùng tham gia gói bánh chưng, nấu bánh chưng, mua cây mùi già… từ đó hiểu hơn về ngày tết

THÚY HẰNG

 

DẠY CON ĐÓN TẾT VĂN MINH

Tết là truyền thống, là những phong tục đẹp được người Việt gìn giữ bao đời nay. Theo các thầy cô giáo, đây cũng là khoảng thời gian để người lớn làm gương cho các con về những hành vi, thói quen văn minh.

Cô Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, chia sẻ trẻ được nghỉ tết ở nhà nhưng cha mẹ cũng nên duy trì cho các con lịch sinh hoạt cân bằng, không thức quá khuya, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, không ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ có chất béo. Hay nếu gia đình có đi du lịch, đi chơi bên ngoài cũng cần chú ý an toàn cho trẻ.

Theo cô Lương Thị Hồng Điệp, ngày tết người lớn thường bận bịu nhưng cũng không nên vì thế mà bỏ bê con cho chiếc điện thoại, máy tính bảng, vì như thế rất có thể khi hết tết thì các con sẽ "ghiền" thiết bị công nghệ.

"Với cách đón tết nào, cha mẹ cũng có thể là người thầy - dạy con từ những điều nhỏ nhất. Như dạy con cách sống biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không chỉ là vật chất. Dạy trẻ biết chúc tết người lớn; biết đưa hai tay đón nhận lì xì; biết nói lời cảm ơn khi được tặng quà; không bóc ngay lì xì trước mặt người lớn rồi bỏ ngay vỏ lại. Hay dạy con khi đến nhà người khác chơi không được quậy phá, cần biết giữ lịch sự… Đó là những điều dù rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng", cô Điệp nói.

Để đi đâu con cũng nhớ về tết Việt

Từ những ngày hai con gái Mylan, Lyanh còn rất nhỏ, tiến sĩ Phan Bích Thiện, kiều bào VN sinh sống, làm việc tại Hungary, luôn chú trọng dạy các con về văn hóa Việt. Chị dạy các con tiếng Việt, dạy về món ăn Việt và các phong tục, truyền thống, lễ nghi người Việt. Tết Nguyên đán năm nào mà gia đình không thể về Hà Nội đón tết cùng bà ngoại, người phụ nữ Việt ở Hungary cũng tìm mua bằng được lá dong, gạo nếp, đậu xanh để quây quần dạy các con gói bánh, gói chả nem (chả giò), nấu xôi gấc…

Chị bộc bạch gia đình luôn là cái nôi tuyệt vời nhất nuôi dưỡng trong các con tình yêu quê hương, đất nước, để đi đâu thì những giá trị tốt đẹp nhất về quê hương vẫn luôn âm thầm được nuôi dưỡng trong các con.

 

 

 

Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?