Danh sách bài viết

Kết nối tín dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện

Cập nhật: 16/04/2021

Các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển chăn nuôi bò, lợn đem lại nhiều giá trị kinh tế, song lại bộc lộ những hệ lụy. Theo các chuyên gia, ô nhiễm ngày càng trầm trọng do nông dân không có biện pháp xử lý chất thải mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn chất thải vượt quá khả năng chịu tải tự nhiên, ảnh hưởng xấu đến đất đai và nguồn nước.

Ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Lcasp Bắc Giang ước tính: "Ngành chăn nuôi lợn của tỉnh có khoảng 1,2 triệu con, mỗi ngày thải 2.850 tấn chất thải. Nhiều hộ gia đình áp dụng nghệ khí sinh học để xử lý, nhưng quá trình chăn nuôi nhiều biến động, thường tăng đàn vượt quá công suất nên hiệu quả của mô hình này chưa cao".

Ông Nguyễn Trung Kiên  Giám đốc dự án Lcasp Bắc Giang.

Ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc dự án Lcasp Bắc Giang.

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Carbon thấp là dự án vay vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) triển khai từ năm 2013 - 2019 tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, miền Bắc có 5 tỉnh tham gia là Bắc Giang, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La.

Sau 5 năm thực hiện, dự án Lcasp tập trung nghiên cứu và đưa ra biện pháp xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi. Thực tế, giải pháp này tại mô hình chăn nuôi địa phương mang tại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình xử lý chất thải quy mô trang trại Lcasp khắc phục những tồn tại của công trình khí sinh học trước đây.

Mô hình xử lý chất thải quy mô trang trại Lcasp khắc phục những tồn tại của công trình khí sinh học trước đây.

Mức chi phí cho công nghệ áp dụng khá cao với thu nhập của nông dân. Cụ thể, hệ thống tách chất thải thu hồi chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ (400 triệu đồng), hệ thống phát điện khí sinh học sử dụng triệt để khí gas (377 triệu đồng) và hệ thống sử dụng nước thải sau công trình khí sinh học tưới vườn (65,8 triệu đồng).

Tuy nhiên, nguồn thu mỗi năm rất khả quan. Lợi nhuận từ bán nguyên liệu phân hữu cơ tối thiểu là 118 triệu đồng cho trang trại quy mô 2.000 lợn thịt. Đồng thời, chủ hộ có thể tiết kiệm 180 triệu đồng từ tiền điện lưới, 20 triệu đồng từ việc giảm sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng và hàng trăm ngày công lao động.

Theo đại diện dự án, công nghệ máy tách phân áp dụng với trang trại tối thiểu 2.000 lợn hoặc bò. Công nghệ máy phát điện thích hợp cho trang trại có nhu cầu sử dụng điện ít nhất 30 triệu đồng mỗi tháng. Công nghệ dùng nước thải sau biogas tưới cây trồng phù hợp với trang trại có diện tích trồng trọt lân cận lớn.

Máy phát điện cỡ lớn chạy bằng khí biogas tiết kiệm chi phí điện lưới tại trang trại ở Nam Định.

Máy phát điện cỡ lớn chạy bằng khí biogas tiết kiệm chi phí điện lưới tại trang trại ở Nam Định.

Với mô hình tổng hợp, nông hộ có thể tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước thải sau biogas tưới vườn và dùng khí sinh học để đun nấu, phát điện.

Tính toán của các chuyên gia kinh tế nông nghiệp chỉ ra, nếu đầu tư theo mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đạt 20% một năm. Chủ trang trại có thể áp dụng một, hai hoặc cả ba công nghệ để đạt hiệu quả xử lý môi trường bền vững.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư không nhỏ, việc nhân rộng mô hình gặp không ít khó khăn. Bà Nguyễn Thị Vít (thôn Mới, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết: "Nhà tôi chăn nuôi rất nhiều nhưng chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Tôi nghĩ thủ tục vay vốn rườm rà nên ngại".

Các công nghệ do dự án giới thiệu có tỷ suất lợi nhuận khá cao nhưng vẫn thấp hơn đầu tư vào chăn nuôi và các ngành sản xuất khác. Do vậy, dự án Lcasp bố trí nguồn vốn vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam (Co-Op Bank) để hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư xử lý môi trường.

Tháng 9, 10/2018, chuỗi sự kiện thuộc dự án "Thúc đẩy tín dụng đầu tư cho các giải pháp toàn diện trong xử lý chất thải chăn nuôi" đã được tổ chức tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Hoạt động nhằm giới thiệu đến các hộ, trang trại giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện của dự án và các nguồn vốn tín dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Hà Trương

Thông tin liên hệ Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Carbon thấp – Lcasp

Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Liên Cơ 2, 16 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. 

Điện thoại: 024 37920 062– 0913 247 782

Fax:024 37920060- Email:nguyenthe.hinh@gmail.com


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.