Danh sách bài viết

Khó khăn triển khai môn giáo dục địa phương

Cập nhật: 08/06/2022

Khó khăn triển khai môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng thực tế đang phát sinh rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, đối với tài liệu giáo dục địa phương của các lớp 1, 2, 6 của Hà Nội đã được xây dựng xong, nhưng in ấn và phát hành tài liệu rất khó khăn. Cụ thể, hiện có 3 hình thức in ấn, phát hành, gồm toàn bộ kinh phí do ngân sách thành phố chi trả; thành phố chi trả kinh phí làm giáo trình, còn in ấn, phát hành thì thực hiện theo hình thức xã hội hóa 100%.

Đây không phải là khó khăn riêng của Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành phố cũng đang vướng mắc trong việc biên soạn, phê duyệt, in ấn tài liệu giáo dục địa phương. Ông Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng thông tin, địa phương này đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương rất sớm nhưng vướng ở khâu đấu thầu, in ấn. Hiện đã khắc phục bằng cách đưa file tài liệu giáo dục địa phương xuống cho các trường giảng dạy, nhưng về lâu dài không thể làm vậy vì vướng bản quyền cũng như ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại các nhà trường.

Bên cạnh khó khăn trong khâu thẩm định giá nên không tổ chức đấu thầu được, một số tỉnh, thành cũng cho biết gặp vướng ở vấn đề kinh phí dành cho việc biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Tài chính còn thấp và còn một số nội dung còn thiếu, không có quy định mức chi như: Biên tập, chế bản, mua tranh ảnh, thuê vẽ lược đồ... Vì vậy các tỉnh, thành phố rất khó mời các tác giả có trình độ chuyên môn tốt tham gia viết sách. Thậm chí, một số tác giả đang viết sách cũng xin rút lui, gây khó khăn cho các địa phương.

Thời điểm này đã hết học kỳ I, một số địa phương mới ban hành tài liệu giáo dục địa phương. Song do cuốn sách này có số lượng phát hành thấp hơn nhiều so với các sách giáo khoa khác nên giá bán cao hơn nhiều lần, năm học cũng chỉ còn một nửa nên khi nhà trường thông báo cho học sinh mua sách, nhiều gia đình không hưởng ứng. Ngay chính giáo viên nhiều nơi cũng chưa xem trọng môn học giáo dục địa phương nên tài liệu môn học này ở nhiều nơi vẫn chưa phổ biến, ngay cả khi đã được phát hành.

Một khó khăn nữa trong thực tiễn triển khai môn học này đó là hiện nay nội dung giáo dục địa phương không sắp xếp dạy tuần tự từng tiết theo tuần học mà dạy theo chủ đề, thường phải học chính khóa một số tuần, thậm chí nửa học kỳ nhà trường mới bố trí dạy môn học này nhưng sách giáo khoa vẫn không có. Dù có tìm hiểu trước về bài học song vì học chay nên học sinh và ngay cả giáo viên cũng khó sát sao với bài học.

Tới đây, việc ban hành nội dung giáo dục địa phương sẽ tiếp tục còn chậm trễ trong những năm học tiếp theo. Các địa phương biên soạn chậm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chậm, các nhà xuất bản phát hành muộn, lứa học sinh đầu tiên cơ bản là không có sách giáo khoa hoặc học kỳ II mới có, hoặc phải học trên file PDF là những bất cập cần được sớm khắc phục.

Nguồn: daidoanket.vn / HÀN MINH

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?