Danh sách bài viết

Khó kiểm soát đồ chơi không rõ nguồn gốc

Cập nhật: 25/10/2023

Bốn ngày sau sự việc 35 học sinh bị ngộ độc vì chơi slime, thầy Nguyễn Nhơn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, cho biết các em đã bình phục và đi học trở lại. Cửa hàng tạp hóa trước cổng không còn bán slime, nhưng tương lai còn bán không thì "chưa biết". Nhà trường không thể kiểm soát được tình trạng bán hàng hóa không rõ nguồn gốc.

"Học sinh với sở thích khám phá, xem các trò chơi trên mạng, lại được cha mẹ cho tiền nên đã mua những đồ chơi mà không biết là đồ độc hại", thầy Nhơn nói, cho rằng việc kiểm soát hàng hóa không rõ nguồn gốc bán trên thị trường không chỉ dừng lại ở cổng trường mà phải được thực hiện trên toàn thành phố.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, cho biết trước đây trường phối hợp với chính quyền và công an địa phương thực hiện chương trình Cổng trường bình yên, nhờ đó tạm kiểm soát được tình trạng bán hàng rong. Tuy nhiên, từ đầu năm học này, do ảnh hưởng của Covid-19, một số hộ dân thất nghiệp đã mua hàng đến bán rong trước cổng trường.

Thầy cô ra nhẹ nhàng nhắc nhở, có người rời đi, nhưng cũng có người quay sang chửi bới để tiếp tục bán hàng. Khi có bóng lực lượng chức năng, người bán hàng rong tạm thời bưng đồ chơi, quà vặt đến nơi khác. Khi công an và đội quy tắc về, họ quay lại tiếp tục bày bán.

Cô Nguyệt cũng như lãnh đạo nhiều trường ở Đà Nẵng cho rằng nhà trường không thể quản lý hàng rong vì ngoài phạm vi trường. Lực lượng chức năng cũng không thể ngày ngày túc trực ở các cổng trường để đẩy đuổi hàng rong. Quản lý thị trường và công an nên điều tra, kiểm soát ngay từ những đầu lậu nhận bỏ mối mặt hàng không rõ nguồn gốc, từ đó mới mong chặn đứng thực trạng này.

Từ góc độ quản lý, ông Trần Phước Trí, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng, cho biết do người bán slime chủ yếu là các xe hàng rong di động, việc xử lý thuộc thẩm quyền của lực lượng chức năng phường. Trong tuần này, trật tự phường đã đi tuyên truyền, nhắc nhở không bán slime cũng như các mặt hàng có thể gây hại cho trẻ và từ tuần sau sẽ bắt đầu xử phạt.

Đồ chơi không rõ nguồn gốc bán tràn lan trước cổng trường Tiểu học Nguyễn Trực, quận 8 ngày 19/4. Ảnh: Dương Trang.

Đồ chơi không rõ nguồn gốc bán tràn lan trước cổng trường Tiểu học Nguyễn Trực, quận 8 ngày 19/4. Ảnh: Dương Trang.

Tại TP HCM, nhiều năm nay chưa xảy ra vụ ngộ độc lớn liên quan đến đồ chơi. Tuy nhiên, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, nhìn nhận việc quản lý buôn bán đồ chơi trước cổng trường khá phức tạp bởi nhiệm vụ chính thuộc về chính quyền địa phương, trật tự đô thị. Muốn làm tốt, cần có sự phối hợp giữa ngành giáo dục, chính quyền, cơ quan y tế, thị trường...

Trong chương trình hoạt động công tác học sinh hàng năm, việc bảo vệ học sinh trước nguy cơ của đồ chơi độc hại và nhiều mối nguy hiểm khác đều được đặt ra. Việc tuyên truyền, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh để phòng tránh các tác động xấu nhìn chung được các trường làm tốt.

"Ngành giáo dục sẽ nhắc nhở các trường học rà soát vấn đề này và phối hợp với địa phương để chấn chỉnh các điểm bán đồ chơi độc hại", ông Dũng nói trước phản ánh một số điểm bán đồ không rõ nguồn gốc trước cổng trường.

Không thể kiểm soát đồ chơi, đồ ăn không rõ nguồn gốc ngoài phạm vi trường học, các nhà trường chỉ còn cách tập trung giáo dục học sinh. Trường Tiểu học Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, tăng cường nhắc nhở phụ huynh cho con ăn sáng ở nhà, nếu mua đồ ăn ở ngoài phải có sự giám sát của bố mẹ. Đầu giờ sáng, Hiệu trưởng Trần Thị Lan Hương đến sớm, đứng đón học sinh và nhắc các con về việc mua đồ ăn. Học sinh muốn ra ngoài mua đồ, nhân viên bảo vệ sẽ hỏi mua gì, nếu mua đúng đồ sẽ được vào, nếu không sẽ phải mang trả lại.

Trường Tiểu học Thịnh Quang còn thiết kế tiết dạy về an toàn thực phẩm, hướng dẫn học sinh cách kiểm tra hạn dùng, ngày sản xuất... đồ ăn, cách phân biệt đồ ăn nào tốt cho sức khỏe hay độc hại. Trường cũng đưa bài giảng về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng kết hợp trong giờ sinh hoạt. Trang web của trường có hẳn kho học liệu về chủ đề này. Khuôn viên trường cũng treo những băng rôn tuyên truyền an toàn thực phẩm.

"Để học sinh hứng thú và nhớ những kiến thức an toàn thực phẩm, chúng tôi tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, sân khấu hóa... và mời các cơ quan y tế và đầu bếp của trường tới hướng dẫn", Hiệu trưởng Hương cho hay.

Băng rôn tuyên truyền về an toàn thực phẩm được dán trên tường, treo khắp nơi trong khuôn viên trường Tiểu học Thịnh Quang, giúp học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Ảnh: Trường Tiểu học Thịnh Quang.

Băng rôn tuyên truyền về an toàn thực phẩm được dán trên tường, treo khắp nơi trong khuôn viên trường Tiểu học Thịnh Quang, giúp học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Ảnh: Trường Tiểu học Thịnh Quang

Trường Tiểu học Đa Tốn, quận Gia Lâm, Hà Nội, cũng thiết kế chuyên đề riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là những tháng có nhiều vụ ngộ độc. Hàng tuần, cô tổng phụ trách sẽ có buổi tuyên truyền trong giờ chào cờ, giúp học sinh có kiến thức về an toàn thực phẩm và các bệnh thường gặp theo mùa.

Theo Hiệu trưởng Phùng Thị Anh Hà, học sinh ở đây ít ăn quà vặt và quanh trường cũng không có hàng rong. Trường Đa Tốn nằm trong khu dân cư, ở mặt đường liên thôn, cổng trường cách nhà dân 30-40 m. Trường cũng kết hợp với xã, không cho các hàng quán tiếp cận cổng trường.

Tại trường Tiểu học Phú Định, quận 6, TP HCM, Hiệu trưởng Ủ Thiện Phước cho biết, với hơn 1.400 học sinh, tổ chức học hai buổi mỗi ngày nên phần nào trường kiểm soát được vấn đề mua sắm của trẻ ngoài giờ. Với hơn 200 em ra về buổi trưa, thầy cô thường nhắc nhở trẻ không nên mua đồ chơi ngoài vỉa hè, đồ chơi mang tính bạo lực. Các buổi sinh hoạt dưới cờ, buổi học ngoại khóa, thầy cô đều lồng kiến thức bảo vệ mình trước đồ chơi độc hại để giúp các em phòng tránh.

Bên ngoài cổng, trường thường phối hợp với công an, trật tự đô thị của địa phương, không để xảy ra tình trạng bán hàng rong, đồ ăn vặt. Với căng tin, nhà trường thường phối hợp với bộ phận y tế đi kiểm tra, không để tình trạng bán đồ chơi không nguồn gốc, xuất xứ, đồ trôi nổi.

Lãnh đạo một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh cho biết đã yêu cầu căng tin không được bán nước uống có phẩm màu, các loại nước tăng lực sau một lần trẻ bị đau bụng do uống phải. Với đồ chơi, trường chỉ cho bán các loại cầu, rubik, dây..., không cho bán súng nhựa, hình dị nhân.

"Trường làm hết sức để bảo vệ trẻ, nhưng việc mua và sử dụng đồ chơi độc hại đâu chỉ ở trước trường, bây giờ có thể mua ở mọi lúc, mọi nơi", ông chia sẻ.

Nguyễn Đông - Bình Minh - Mạnh Tùng - Dương Trang


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?