Danh sách bài viết

Khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn

Cập nhật: 22/09/2020

Theo thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.

 

 

malware_afp(1).jpg

Thông tin nêu trên vừa được Bộ TT&TT cho biết trong công văn đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bộ, ngành, địa phương) tăng cường nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị 14 ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ TT&TT nhận định, qua công tác theo dõi, giám sát trên không gian mạng, Bộ TT&TT nhận thấy tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại (mã độc) tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm.

Căn cứ Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cùng với thực tế diễn biến phức tạp của tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, lưu ý thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn hoàn thành (tháng 12/2018) bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới. Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật.

Các bộ, ngành, địa phương cũng yêu cầu, trong các dự án đầu tư ứng dụng CNTT phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Ưu tiên sử dụng giải pháp phòng, chống mã độc sản xuất trong nước theo tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm có các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước (điểm a, khoản 2, Điều 6 Thông tư 47/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 Quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước).

Đồng thời, chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống; tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình; theo dõi, giám sát, chủ động phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu của các chiến dịch tấn công mạng, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương thông báo về cơ quan chức năng liên quan của Bộ (Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - Cục An toàn thông tin) để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.

Khi triển khai các nội dung nêu trên, trong trường hợp cần thiết, bộ ngành, địa phương có thể liên hệ với Cục An toàn thông tin theo số điện thoại: 0243.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.

Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 25/5/2018. Đây là văn bản chỉ đạo hết sức quan trọng của Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết vấn nạn mã độc tại Việt Nam.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã các bộ, ngành, địa phương 4 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Phân loại xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin, thời gian hoàn thành với hệ thống cấp độ 4 và 5 là tháng 11/2018; 100% máy tính, máy chủ, thiết bị đầu cuối phải có các giải pháp phòng chống phần mềm độc hại với thời hạn hoàn thành là tháng 12/2018, đồng thời tăng cường sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử; Trong các dự án đầu tư ứng dụng CNTT phải có cấu phần về an toàn thông tin, phòng chống mã độc; các thiết bị điện tử có kết nối Internet cần phải rà soát kiểm tra an toàn thông tin trước khi đưa vào sử dụng; tăng cường tuyên truyền phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng..; Định kỳ kiểm tra, đánh giá tổng thể về an toàn thông tin theo Nghị định 85 và Thông tư 03; Tổ chức theo dõi, thống kê tình hình lây nhiễm mã độc tại đơn vị mình và hàng quý gửi báo cáo về Bộ TT&TT trước ngày 20 của tháng cuối cùng trong quý.

Bên cạnh đó, Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao rõ nhiệm vụ cụ thể cho một số cơ quan, tổ chức. Với Bộ TT&TT, 6 nhóm nhiệm vụ Bộ được giao gồm: Thiết lập các hệ thống kỹ thuật chủ động theo dõi, rà soát phát hiện mã độc trên không gian mạng Việt Nam; Thiết lập, duy trì nhóm chuyên gia để phối hợp phân tích, xác định, phát hiện và tự vấn xử lý bóc gỡ; Tổ chức phát động và chỉ đạo các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính ma với sự tham gia của ISP, doanh nghiệp an toàn thông tin, tổ chức khác…; Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp ISP trong việc thiết lập các hệ thống kỹ thuật, chia sẻ thông tin, phối hợp xử lý kỹ thuật trong mạng lưới…

Triển khai các nhiệm vụ được giao Thủ tướng Chính phủ, trung tuần tháng 7/2018, Bộ TT&TT đã ra quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 14 về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Kế hoạch hướng tới gắn kết và tăng cường hiệu quả hoạt động của các hệ thống kỹ thuật, các đề án đã đầu tư cho các đơn vị liên quan. Thiết lập hệ thống kỹ thuật chủ động theo dõi, rà quét phát hiện mã độc trên không gian mạng Việt Nam kịp thời cảnh báo, yêu cầu xử lý, bóc gỡ dựa trên cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện có.

Kế hoạch này cũng nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình, chiến dịch xử lý, bóc gỡ mã độc, mạng máy tính bị lây nhiễm mã độc, với sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và An toàn thông tin (ATTT); Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức về tác hại và kỹ năng, phương thức phòng, chống mã độc; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc giữa hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng liên quan tới giải pháp phòng, chống mã độc ở các bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, cũng trong tháng 7/2018, Bộ TT&TT đã có văn bản hướng dẫn các cơ quan nhà nước việc kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật.

Theo ICTnews

Nguồn: / 0

Tags : Bảo mật 

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.