Danh sách bài viết

Kinh nghiệm giúp cô gái xứ Thanh chinh phục tiếng Đức

Cập nhật: 25/10/2023

Thanh Huyền, 36 tuổi, đã sống và làm việc ở Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Bỉ và Đức, hiện là Marketing Specialist trong tập đoàn hàng đầu của Nhật, văn phòng chi nhánh châu Âu tại Đức. Huyền đồng sáng lập trang song ngữ Anh - Việt, với các khách mời có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới - Beyond Tra Da Podcast, để chia sẻ việc học, xin học bổng và định hướng công việc cho các bạn trẻ.

Nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài, Huyền muốn chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh thành thạo, Huyền có thể sử dụng được tiếng Trung và đang gần hoàn thành lớp tiếng Đức C1 (tương đương với trình độ nâng cao). Sau gần ba năm học, cô có thể xem phim và vừa đạt được cột mốc quan trọng trong việc học ngoại ngữ đó là đọc xong một cuốn sách bằng tiếng Đức.

Huyền sống và làm việc ở Đức đã hơn 4 năm qua. Ảnh: NVCC.

Huyền sống và làm việc ở Đức đã hơn 4 năm qua. Ảnh: NVCC.

Nhiều người cho rằng để học ngoại ngữ, bạn phải có năng khiếu, nhưng theo Huyền, điều này chỉ đúng một phần. Phần lớn chính là sự nghiêm khắc với chính mình.

Hồi mới bắt đầu học tiếng Đức, Huyền đã phải vật lộn với bản thân hàng ngày để có thể kéo mình đến lớp hay ngồi vào bàn học. Cô thích tiếng Anh nên việc học ngoại ngữ này là niềm vui và mang lại sự hứng thú. Tuy nhiên, tiếng Đức là ngôn ngữ khó nên ban đầu cô muốn nghỉ học. Có thời gian, cô mệt và nản khi theo các lớp học kéo dài 3 tiếng đến 21h (học sau khi đi làm về).

Huyền cho hay điều quan trọng khi học ngôn ngữ là tìm được phương pháp phù hợp. Cô từng đi học ở một trung tâm ngoại ngữ tập trung vào nghe nói. Không phải dùng tiếng Đức trong công việc nên Huyền chỉ muốn học để hòa nhập tốt hơn với môi trường đất nước mình đang sống, có thể tán chuyện với đồng nghiệp ở cơ quan.

Sau gần một năm, cô phát hiện mình học không vào. Lúc đầu Huyền nghĩ là do ngôn ngữ Đức khó song phần lớn là phương pháp học không phù hợp. Để học từ mới, cô cần nhìn thấy mặt chữ và để nói được, cần hiểu rõ ngữ pháp, cấu trúc câu. Huyền quyết định đổi trung tâm, tìm nơi có cách dạy phù hợp với mình.

"Có những người học tốt hơn qua nghe nói. Những người này có khả năng nghe rất nhạy và tập trung nói trước, rồi sau đó sẽ học ngữ pháp. Quan trọng là bạn tìm ra phương pháp học nào phù hợp nhất với mình", Huyền nói.

Khi đã có phương pháp phù hợp, bạn nên duy trì việc học từ những thứ mà mình đam mê. Ngày còn học trung học, tuần nào Huyền cũng xem không bỏ sót chương trình MTV trên tivi. Sau này khi đi làm và có bạn là người nước ngoài, Huyền thường được mọi người nhận xét sự hài hước và những câu đùa vui của cô rất "Mỹ".

"Đó chính là sự ảnh hưởng khi xem sitcom (thể loại hài tình huống của Mỹ). Tôi đã xem Friends chắc không dưới 10 lần. Vậy nên nếu bạn thích đọc sách, thích xem phim, hay thích nghe nhạc, hãy kết hợp nghe, đọc ngoại ngữ từ sách, phim ảnh", Huyền gợi ý.

Khi học ngoại ngữ mới, người học thường thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu. Huyền cũng có giai đoạn nói mãi không được một câu và thất vọng vì không tiến bộ nhanh như mình nghĩ. Với tiếng Anh, cô thích đọc báo như The New York Times hay The Economists - những tờ báo sử dụng tiếng Anh hay và chuẩn. Cô đặt ra mục tiêu có thể đọc được Der Spiegel - tờ báo tương đương bằng tiếng Đức.

"Tôi thất bại vì quên mất mình đã gắn bó với tiếng Anh bao nhiêu năm và không có đường tắt để học một ngoại ngữ. Vậy nên thay vì mục tiêu đọc được Der Spiegel, tôi chuyển sang Bild có ngôn ngữ dễ đọc hơn", Huyền cho hay.

Đặt mục tiêu cao cũng tốt tuy nhiên nó khiến chúng ta dễ nản chí. Huyền khuyên hãy đặt những mục tiêu đơn giản trước và nâng cấp dần dần. Với bản thân, cô đề ra mục tiêu bậc thang với tiếng Đức.

Cô cố gắng nói chuyện được với cô bán hàng siêu thị/nhân viên ở nhà hàng, hiểu và trò chuyện được với đồng nghiệp giờ ăn trưa, hiểu được một tập phim bằng phụ đề và đọc tin tức đơn giản (tờ báo Bild) trước. Sau khi đã tiến bộ hơn, cô tiến tới nấc tiếp theo là hiểu một tập phim đơn giản không phụ đề, họp đơn giản bằng tiếng Đức và sau đó là đọc được sách bằng tiếng Đức.

Theo Huyền, quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ là thực hành nghe, nói, đọc, viết và không ngại sai khi nói. "Hãy bắt chuyện với người bản xứ, hãy đọc báo bằng ngoại ngữ mình học, xem phim, nghe nhạc, hòa mình vào ngoại ngữ đó", Huyền chia sẻ.

Bình Minh


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?