Danh sách bài viết

Lắng nghe tâm tư tuổi 18 của học sinh trước thềm Tết Nguyên đán 2024

Cập nhật: 20/02/2024

Học sinh chia sẻ ý kiến, đề xuất xây dựng trường học hạnh phúc, bày tỏ mong muốn về sự thay đổi từ thầy cô (phương pháp giảng dạy, quan tâm, lắng nghe học sinh nói...) và những ước mơ, tâm tư tuổi 18, định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.

Lắng nghe tâm tư tuổi 18 của học sinh trước thềm Tết Nguyên đán 2024- Ảnh 1.

Học sinh cuối cấp tham gia chương trình Tư vấn mùa thi 2024 của Báo Thanh Niên tại Đồng Nai

ĐÀO NGỌC THẠCH

Đây là lúc để giáo viên “lắng nghe học sinh”, hiểu các em nhiều hơn. Xin chia sẻ những “điều em muốn nói” của học sinh tôi đang trực tiếp dạy học.

Quả là một chặng đường đầy gian lao và khó khăn. Nhưng em tin rằng khi bước sang tuổi 18 và tốt nghiệp THPT sẽ mở ra cho em một tương lai tươi sáng hơn với nhiều con đường để lựa chọn. Em sẽ chọn con đường ĐH vì đây là hành trang để quyết định con người mình ra sao để bước vào đời. Tốt nghiệp THPT và cầm bằng tốt nghiệp ĐH trên tay sẽ là minh chứng cho hành trình 16 năm học tập để tìm được một công việc ổn định. Nhưng để có được nó, ta phải trải qua những ngày tháng đầy gian lao và thử thách. Ta phải nỗ lực hết mình, học tập một cách tốt nhất để có được kết quả đầy mong ước.

Nguyễn Đăng Duy

Ở lớp 12, em cảm thấy quá ít tiết học dành cho những môn quan trọng, khiến học sinh gặp khó khăn và bối rối. Đôi khi bài mới học xong chưa kịp hiểu đã phải chạy qua bài khác cho kịp chương trình. Học sinh bị choáng ngợp với những môn tính toán vì bài tập thì nhiều dạng mà giáo viên lại không có đủ thời gian để dạy hết. Vì vậy, em mong nhà trường có thể tăng thêm tiết học để giải bài tập. Ngoài ra, em rất thích tiết thiền sinh hoạt tỉnh thức năm lớp 10. Năm nay, em cảm thấy việc sinh hoạt tỉnh thức thực sự cần thiết để giải tỏa những năng lượng tiêu cực. Em mong nhà trường có thể duy trì tiết sinh hoạt tỉnh thức trong năm mới.

Lã Thùy Trâm

Lắng nghe tâm tư tuổi 18 của học sinh trước thềm Tết Nguyên đán 2024- Ảnh 2.

Trường học hạnh phúc là nơi học sinh được lắng nghe, chia sẻ

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Bước sang tuổi 18, em có những hoài bão và ước mơ riêng. Em không mong tương lai sẽ làm được gì quá lớn lao, chỉ mong sau này sẽ trở thành sinh viên ĐH ngành luật và trở thành một người có ích cho xã hội.

Nguyễn Như Quỳnh

Xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của bất cứ ngôi trường nào. Bằng nhiều hình thức khác nhau như: thảo luận, phát biểu suy nghĩ hoặc viết những điều gì đó mang tâm tư vào giấy, vẽ tranh… đều sẽ góp phần cho sự gắn kết và gần gũi giữa học sinh và giáo viên. Giáo viên nên đặt mình vào học sinh, hiểu tâm lý học sinh hơn để tránh những trạng thái không tích cực cho học sinh. Điều này khiến học sinh sẽ yêu quý giáo viên nhiều hơn, thầy trò hạnh phúc hơn.

Huỳnh Huy Tâm

Những ngày khép lại năm cũ để đón tết, thầy trò chúng tôi không đặt nặng kiến thức sách vở. Thầy trò tương tác nhiều bài học mang kiến thức thời sự, những tâm tư mà học sinh muốn nói. Tuy giản đơn nhưng rất cần thiết để thầy trò thêm hiểu nhau hơn, để thầy cô lắng nghe nhiều hơn từ thế hệ trẻ.

 

 

Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?