Danh sách bài viết

Lấy trọn điểm phần biểu đồ đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT

Cập nhật: 25/10/2023

Biểu đồ là một trong ba dạng cơ bản của kỹ năng địa lý và là yếu tố quan trọng góp phần giúp học sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Học sinh cần lưu ý những phần sau đây để làm tốt kỹ năng này.

Các dạng biểu đồ thường gặp trong bài thi

Các loại biểu đồ rất đa dạng, mỗi dạng lại có khả năng thể hiện đặc điểm khác nhau của các đối tượng - hiện tượng địa lý trong bảng số liệu. Có nhiều cách phân loại, trong giới hạn của bài viết này, tôi sẽ đưa ra cách thường gặp nhất dựa vào hình dáng. Theo cách này, có thể chia thành 5 loại là biểu đồ cột, đường, tròn, miền và kết hợp.

Biểu đồ cột bao gồm các loại: Cột đơn; cột nhóm và cột chồng. Chức năng chung dùng để so sánh quy mô, độ lớn của các đối tượng với nhau hoặc qua các năm.

Biểu đồ đường bao gồm các loại: Đường theo giá trị tuyệt đối; theo giá trị tương đối (đường chỉ số). Chức năng là thể hiện diễn biến, sự thay đổi, tốc độ tăng... của đối tượng qua nhiều năm.

Học sinh có thể phân biệt biểu đồ đường chỉ số với các dạng đường còn lại qua một số dấu hiệu. Thứ nhất, với biểu đồ đường chỉ số, tất cả các đường đều bắt đầu từ một điểm trên trục tung. Đó là điểm 100%. Biểu đồ còn lại, điểm đầu tiên của các đường thường không trùng nhau. Thứ hai, biểu đồ đường chỉ số chỉ sử dụng một loại số liệu đã quy đổi về giá trị tương đối % - tốc độ tăng. Biểu đồ đường còn lại có thể sử dụng số liệu có giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (ví dụ biểu đồ đường thể hiện tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô đơn vị phần nghìn).

Biểu đồ kết hợp bao gồm các loại: Kết hợp cột đơn - đường; cột nhóm - đường; cột chồng - đường. Chức năng là thể hiện cả quy mô và động thái phát triển của các đối tượng qua nhiều năm. Với biểu đồ kết hợp, các em chú ý nó thường thể hiện cho hai đối tượng, có hai đơn vị đo, có mối quan hệ hữu cơ với nhau và trải dài qua nhiều năm.

Biểu đồ tròn bao gồm các loại: Một hình tròn; nhiều hình tròn và hình bát úp. Chức năng dùng để so sánh "cơ cấu" của các đối tượng với nhau hoặc so sánh "cơ cấu" của đối tượng qua các năm (ít năm).

Biểu đồ miền bao gồm các loại: Miền theo giá trị tuyệt đối và theo giá trị tương đối (%), thể hiện sự thay đổi cơ cấu qua nhiều năm.

Thầy Nguyễn Mạnh Hà là giáo viên Địa lý tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Hệ thống giáo dục HOCMAI. Ảnh: HOCMAI.

Thầy Nguyễn Mạnh Hà là giáo viên Địa lý tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Hệ thống giáo dục HOCMAI. Ảnh: HOCMAI.

Dấu hiệu nhận diện các dạng biểu đồ

Trên cơ sở phân loại biểu đồ, học sinh cần nắm chắc dấu hiệu nhận dạng của từng loại để áp dụng khi làm bài.

Theo đó, dấu hiệu nhận biết của biểu đồ cột là khi đề bài xuất hiện các từ khóa: so sánh/thể hiện giá trị, số dân, sản lượng, diện tích... qua các thời kỳ. Trong trường hợp bảng số liệu (số liệu tuyệt đối hoặc tương đối) có một đối tượng thì đó là dấu hiệu của biểu đồ cột đơn. Bảng số liệu có 2 đến 3 đối tượng thì là cột nhóm. Nếu bảng số liệu có tổng và thành phần thì đó là cột chồng.

Với biểu đồ dạng đường, học sinh có thể nhận biết qua một số từ khóa như: sự thay đổi, sự gia tăng, tình hình phát triển. Trường hợp đề bài xuất hiện từ khóa tốc độ tăng, tốc độ phát triển thì đó là biểu đồ đường chỉ số. Bên cạnh đó, biểu đồ đường còn được nhận diện khi trong bảng số liệu cho nhiều năm (hơn 3 mốc năm), cho 3 đối tượng trở lên hoặc có 3 đơn vị đo.

Với biểu đồ tròn, học sinh có thể xác định khi đề bài xuất hiện từ khóa: thể hiện cơ cấu, quy mô và cơ cấu, phân theo hoặc khi bảng số liệu cho ít tổng thể (từ 3 tổng thể hoặc 3 mốc năm trở xuống).

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền là câu hỏi có các từ khóa "sự chuyển dịch cơ cấu, thể hiện sự thay đổi cơ cấu" hoặc khi bảng số liệu cho nhiều năm (hơn 3 mốc năm).

Và cuối cùng là biểu đồ kết hợp, học sinh có thể phát hiện ra khi đề bài có từ khóa "thể hiện tình hình sản xuất, tình hình phát triển"; hoặc bảng số liệu có nhiều năm (hơn 3 mốc năm), bảng số liệu có hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng; đối tượng trong bảng số liệu có mối quan hệ hữu cơ với nhau; bảng số liệu có hai đơn vị đo.

Những lỗi sai thường gặp và cách khắc phục

Trong phần kỹ năng biểu đồ, học sinh thường mắc phải một số lỗi do không nắm vững các dạng, chức năng và đặc biệt là các dấu hiệu nhận dạng biểu đồ.

Để khắc phục vấn đề này, các em cần xem lại và nắm thật chắc cách nhận dạng biểu đồ để khi làm bài sẽ chọn loại phù hợp nhất. Cùng với đó, học sinh nên luyện nhiều đề, từ đó hình thành các kỹ năng thuần thục, khi làm bài thi có thể tránh được sai sót.

Đặc biệt, trong quá trình làm phần kỹ năng biểu đồ trong bài thi, học sinh cần đọc kỹ đề bài, gạch chân từ khóa chứa dấu hiệu nhận dạng các biểu đồ để xác định đúng loại, từ đó đưa ra được đáp án chính xác.

Còn một khoảng thời gian ngắn nữa sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập bảng, lập sơ đồ tư duy... Khi gần đến ngày thi, các em có thể vừa học vừa chơi để thư giãn, giảm áp lực và giữ cho tâm lý ổn định, thoải mái. Bên cạnh đó, các em cần đặc biệt ghi nhớ phương pháp loại trừ khi làm bài thi, để tránh các đáp án gây nhiễu, dẫn đến làm sai.

Nguyễn Mạnh Hà

>>Xem điểm chuẩn năm 2020 của hơn 200 đại học


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...