Danh sách bài viết

Loài thú nào lặn sâu nhất hành tinh?

Cập nhật: 09/02/2024

Cá voi mõm khoằm Cuvier có thể lặn sâu tới gần 3.000m trong điều kiện thiếu oxy, gấp khoảng 32 lần chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do.

Các loài thú biển hay động vật có vú biển như cá voi, hải cẩu, cần cơ thể cấu tạo đặc biệt để lặn xuống dưới những con sóng và chịu được áp lực khủng khiếp của vùng biển sâu, trong khi không có oxy trong một khoảng thời gian tương đối dài. Nguyên nhân là khác với cá, động vật có vú chỉ có thể lấy oxy bằng cách hít thở không khí trên bề mặt đại dương.

Cá voi mõm khoằm Cuvier
Cá voi mõm khoằm Cuvier là loài động vật có vú với những lần lặn sâu nhất từng được ghi nhận. (Ảnh: HeitiPaves/Getty)

"Với bất cứ sinh vật nào hít thở không khí sau đó lại kiếm ăn dưới biển sâu, có sự khác biệt lớn mà hầu hết các loài động vật không phải đối mặt. Một tài nguyên sống còn của chúng, không khí, ở chỗ này và tài nguyên sống còn khác, thức ăn, lại ở chỗ khác", Nicola Quick, nhà khoa học biển tại Đại học Duke, nói.

Kẻ giữ danh hiệu loài thú lặn sâu nhất thế giới nhiều khả năng thuộc về cá voi mõm khoằm Cuvier (Ziphius cavirostris), loài cá voi kích thước trung bình sống ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Năm 2010, các nhà nghiên cứu bắt đầu gắn thiết bị theo dõi vệ tinh cho những cá thể ngoài khơi California, Mỹ, để ghi lại chuyển động của chúng và phát hiện khả năng lặn đáng kinh ngạc.

Một trong 8 con cá voi được gắn thẻ đã lặn xuống sâu 2.992m, gấp khoảng 32 lần chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do. Thêm vào đó, cá voi có thể lặn rất lâu. Nhóm chuyên gia ghi nhận một cá thể ở dưới nước tới hơn hai tiếng.

Năm 2020, Quick cùng đồng nghiệp ghi nhận một kỷ lục mới sau khi quan sát một con cá voi mõm khoằm Cuvier ở dưới nước suốt 3 tiếng 42 phút. Chuyến lặn này đã bị loại khỏi kết quả nghiên cứu chính thức vì xảy ra sau khi tiếp xúc với sonar (công nghệ định vị dưới nước bằng sóng âm), thứ có thể ảnh hưởng đến hành vi của cá voi. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng lưu ý rằng chuyến lặn dài như vậy có thể mới là giới hạn thực sự trong hành vi lặn của loài vật này.

Nghiên cứu của Quick liệt kê ba yếu tố giúp cá voi thực hiện những chuyến lặn ấn tượng như vậy.

  • Đầu tiên, máu của chúng có nồng độ các protein myoglobin và hemoglobin cao, cho phép dự trữ nhiều oxy. Cá voi cũng có thể giới hạn lượng máu chảy đến các bộ phận ở phía ngoài cơ thể nhằm đảm bảo các cơ quan quan trọng nhận đủ oxy.
  • Thứ hai, cá voi cần trao đổi chất chậm để không dùng hết oxy quá nhanh. Để tiết kiệm năng lượng, chúng sử dụng động tác lướt khá nhiều trong lúc bơi.
  • Cuối cùng, cá voi cần một biện pháp để chống chọi với sự đau đớn khi axit lactic tích tụ trong cơ bắp khi bơi, dù Quick chưa rõ chúng làm điều này bằng cách nào.

Các loài thú lặn sâu cũng phải chịu được áp suất ở độ sâu hàng nghìn mét dưới nước. Thứ khó duy trì độ mở nhất trong điều kiện áp suất cao là phổi, vì phổi là những túi khí dễ bị đè bẹp dưới áp suất lớn. Nhưng các loài thú lặn có khả năng trải phẳng phổi để giảm vùng không gian cho không khí mà chúng phải duy trì độ mở.

Các nhà khoa học tin rằng cá voi mõm khoằm Cuvier lặn để kiếm ăn nhưng không rõ chính xác chúng ăn những gì ở vùng biển sâu như vậy. Một nghiên cứu năm 2017 cho rằng con mồi chủ yếu là mực.

Ngoài cá voi mõm khoằm Cuvier, một số loài thú biển khác cũng có thể lặn rất sâu. Ví dụ, hải tượng phương Nam (Mirounga leonina) lặn sâu khoảng 2.000m, tương đương cá nhà táng (Physeter macrocephalus).


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.