Danh sách bài viết

Loài vịt bay vượt dãy Himalaya để sinh sản

Cập nhật: 26/04/2021

loai-vit-bay-vuot-day-himalaya-de-sinh-san

Vịt vàng phải bay vượt núi Himalaya vào mùa xuân để đến được vùng đất sinh sản của chúng. Ảnh: Phys.

Các nhà khoa học tại Đại học Exeter, Anh, phát hiện một loài chim thuộc họ Vịt có thể bay vượt dãy núi Himalaya để sinh sản, Phys hôm 5/9 đưa tin. Loài vịt này thường bay cao trên 5.000 mét và đôi khi  lên tới độ cao 6.800 mét so với mặt nước biển.

Các nhà khoa học cho biết đây là loài vịt vàng, một loài chim trong họ Vịt có tên khoa học là Tadorna ferruginea. Để thu thập dữ liệu, các nhà khoa học sử dụng một vệ tinh chuyên theo dõi và quan sát hoạt động của chúng vào mùa sinh sản.

Theo Nicole Parr, trưởng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn tại Đại học Exeter, vịt vàng Tadorna cần phải bay vượt dãy Himalaya vào mùa xuân để đến được vùng đất sinh sản của chúng. Đó là một thách thức lớn bởi đây là địa hình núi cao trên 4.000 mét, với mức oxy rất loãng.

Loài chim thuộc họ Vịt này đã bay theo nhiều đường vòng để tránh những đỉnh núi lớn. Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Sinh học Avain.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là độ cao cao nhất từng được ghi nhận của một loài chim trong họ Vịt. Không chỉ vậy, vịt vàng Tadorna còn có tốc độ bay nhanh hơn so với ngỗng Ấn Độ", Nicole cho biết.

Trước đó, Tiến sĩ Lucy Hawkes của Đại học Exeter cũng từng phát hiện một loài ngỗng nước có thể bay tới độ cao 7.290 mét vào năm 2014. Loài ngỗng Ấn Độ này là loài chim nước duy nhất có thể bay cao hơn loài vịt vàng.

Đoàn Dương


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.