Danh sách bài viết

Lợi ích của môn Nghệ thuật biểu diễn với sự phát triển của trẻ

Cập nhật: 14/12/2022

Lợi ích của môn Nghệ thuật biểu diễn với sự phát triển của trẻ

Bộ môn Nghệ thuật biểu diễn có thể giúp trẻ giao tiếp tiếng Anh, tự tin thể hiện bản thân, sáng tạo hơn, theo chuyên gia Trường Quốc tế ParkCity Hà Nội (ISPH).

Cô Maria Knox - giáo viên Nghệ thuật Biểu diễn khẳng định, bộ môn này sẽ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, từ các kỹ năng như giao tiếp, tính kỷ luật, sáng tạo đến lợi thế ứng tuyển bậc đại học sau này.

Nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh

"Học sinh lựa chọn theo học môn Nghệ thuật Biểu diễn thường khả năng giao tiếp tiếng Anh linh hoạt cùng tốc độ học ngoại ngữ nhanh", cô Maria nói.

Ví dụ như trong môn Kịch, học sinh có thể rèn luyện kỹ năng nói và diễn thuyết tiếng Anh khi thực hành đọc và ghi nhớ kịch bản. Mặt khác, sự hướng dẫn từ giáo viên chuyên môn và quá trình tương tác cùng bạn diễn tạo điều kiện cho các em nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ thiết yếu này.

Quá trình học thoại, ghi nhớ kịch bản giúp học sinh nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh. Ảnh: ISPH

Quá trình học thoại, ghi nhớ kịch bản giúp học sinh nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh. Ảnh: ISPH

Trong quá trình giảng dạy ở Việt Nam, cô Maria từng biết một số học sinh giao tiếp tiếng Anh chưa tốt khi mới nhập học. Tuy nhiên, sau đó, các em tiến bộ vượt bậc cả về khả năng đọc và viết sau thời gian ngắn theo học Nghệ thuật Biểu diễn.

Theo cô, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ cảm thấy hạnh phúc, hòa đồng và yêu thích được trường hơn khi được tiếp xúc với các bộ môn này. "Đây chính là những yếu tố góp phần tạo nên thành công tương lai cho các em", cô nhấn mạnh.

Tự tin sáng tạo và thể hiện bản thân

Tự tin và thoải mái khi làm việc nhóm là rào cản đối với một số học sinh. Do đó, thông qua bộ môn Nghệ thuật Biểu diễn, giáo viên sẽ giúp các em học cách giao tiếp, kết nối với bạn bè về trí tuệ và cảm xúc.

Việc trình diễn trên sân khấu trước hàng trăm khán giả cũng giúp các em dần xóa bỏ nỗi sợ đám đông, vượt qua những giới hạn và khám phá tiềm năng mới của bản thân. Sự tự tin và kỹ năng thuyết trình trau dồi trong quá trình này cũng giúp học sinh ghi điểm trong mắt những nhà tuyển dụng, công ty và tập đoàn sau này.

Bên cạnh đó, trong các tiết học Nghệ thuật Biểu diễn, học sinh có cơ hội tiếp cận với những nền văn hóa mới, học về các nhân vật thuộc nhiều thời kỳ, đất nước khác nhau, đồng thời, tiếp nhận những quan điểm và góc nhìn đa chiều. Qua đó, các em có thể phát huy tiềm năng sáng tạo và nuôi dưỡng trí tưởng tượng phong phú.

Rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần đồng đội

Tính kỷ luật và tinh thần đồng đội là những yêu cầu cốt lõi khi tham gia các hoạt động Nghệ thuật Biểu diễn. "100 giờ" là con số ước chừng mỗi học sinh phải luyện tập để chuẩn bị cho một sân khấu kịch thành công tại trường.

Cô Maria cho biết, năm nay, nhạc kịch học đường "Singin' in the Rain" tại ISPH thu hút được sự tham gia của gần 150 học sinh với vai trò diễn viên, vũ công, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý sân khấu.

"Điều này đòi hỏi các em nắm rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân để cùng nhau mang lại những đêm diễn trọn vẹn nhất", cô nói thêm.

Vở diễn nhạc kịch Singin in the Rain với sự tham gia của khoảng 150 học sinh. Ảnh: ISPH

Vở diễn nhạc kịch "Singin' in the Rain" với sự tham gia của khoảng 150 học sinh. Ảnh: ISPH

Đồng thời, khi tham gia vào các sân khấu kịch, học sinh có thể gắn kết và xây dựng quan hệ với bạn bè, đặc biệt là giữa các khối lớp. Sự tương tác khi cùng tập luyện và quyết tâm hướng tới mục tiêu chung là "chất keo kết dính" cho tuổi học trò. Qua đây, các em cũng phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết và hình thành những mối quan hệ lâu dài.

Cởi mở tiếp nhận đóng góp

Theo cô Maria, khi còn nhỏ tuổi, trẻ thường khó thừa nhận thiếu sót của bản thân. Sự tự tin của một đứa trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng khi đối diện với sự vô tâm từ mọi người xung quanh hoặc quan điểm trái ngược.

Học sinh ISPH trong buổi nhạc kịch tại trường. Ảnh: ISPH

Học sinh ISPH trong buổi nhạc kịch tại trường. Ảnh: ISPH

Học sinh có thể rèn luyện tinh thần cởi mở thông qua tiếp nhận những ý kiến xây dựng trong các tiết học Nghệ thuật Biểu diễn. Tại ISPH, giáo viên cung cấp môi trường học cho phép học sinh học cách bộc lộ quan điểm rõ ràng và tiếp nhận ý kiến trái chiều, tạo nền tảng giúp học sinh thích nghi với hoàn cảnh và khó khăn trong cuộc sống.

"Hát lỡ nhạc, bước sai nhịp, ... những sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Qua đó, học sinh rèn luyện cách chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm của bản thân", cô khẳng định.

Song song, từ tinh thần cởi mở này, các em có thể dần hình thành tinh thần đồng cảm và tôn trọng những quan điểm khác biệt, mang lại lợi ích tích cực trong phát triển cảm xúc. Các em nhập vai và ứng biến trong nhiều tình huống đa dạng và trải nghiệm nhiều tình huống có thể xảy ra trong đời thực.

Củng cố hồ sơ ứng tuyển đại học

Cô Maria chia sẻ thêm, kinh nghiệm tham gia vào các vở nhạc kịch là điểm sáng trong hồ sơ ứng tuyển vào các trường đại học danh giá quốc tế. Bộ phận tuyển sinh của các trường này quan tâm tới kỹ năng rèn giũa khi học tập các môn Nghệ thuật Biểu diễn như diễn xuất, tự tin, kỷ luật, hợp tác, sáng tạo và coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá học sinh.

Thiên Minh

Nguồn: Vnexpress / Thiên Minh

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?