Danh sách bài viết

Lý do cực thuyết phục để các phi hành gia phải mang cả súng lên vũ trụ

Cập nhật: 07/10/2020

Tại sao các phi hành gia phải mang súng lên vũ trụ? Họ sợ người ngoài hành tinh chăng? Hay là chiến tranh giữa các vì sao?

Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (quân chủng tác chiến không gian của Quân đội Mỹ) kể từ khi thành lập năm 2019 đã từng chiến đấu không ít lần, nhưng chưa có trận chiến nào thực sự xảy ra ngoài vũ trụ cả. Dẫu vậy, khả năng tác chiến trong vũ trụ vẫn là một ưu tiên đối với lực lượng này.

Trên thực tế, hiện không có một hiệp ước toàn cầu nào về vấn đề vũ khí trong vũ trụ. Tuy nhiên do tiềm năng quân sự hóa tương đối nguy hiểm, một số quốc gia trên thế giới đã đề xuất lệnh cấm mang vũ khí vào không gian kể từ đầu thập niên 2000 với sự tham gia của Trung Quốc và Nga, trong khi Liên hợp Quốc (UN) thì soạn thảo lệnh cấm mang tên lửa hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt lên quỹ đạo Trái đất từ năm 1967. Nhưng dẫu vậy, nó vẫn chẳng ngăn được việc phi hành gia các nước trang bị vũ khí trong các chuyến du hành.

Các phi hành gia vẫn trang bị cả vũ khí khi vào vũ trụ.
Các phi hành gia vẫn trang bị cả vũ khí khi vào vũ trụ.

Nhẹ nhàng nhất là con dao quân đội Victorinox Swiss được các phi hành gia của NASA mang theo vào thập niên 1970. Nặng hơn thì thậm chí có cả súng! Trong nhiều năm, các phi hành gia bên cạnh đồ ăn và nước uống còn mang theo cả súng trong bộ trang bị khẩn cấp trên vũ trụ.

Như phi hành gia Nga, trước kia họ mang khẩu TP-82 với 3 nòng súng: một là đạn thường, một dành cho đạn súng shotgun, và một cho pháo sáng. Ngoài ra còn có những vũ khí quân dụng khác như xẻng, dao... Trong quá trình diễn ra nhiệm vụ, súng sẽ được giữ trong một chiếc hộp kim loại, và nếu mọi chuyện đúng kế hoạch thì chẳng bao giờ được phép mở ra. Vậy nên nhìn chung, những khẩu súng mang lên vũ trụ thường được tặng cho thuyền trưởng, như một món quà lưu niệm.

Khẩu súng 3 nòng TP-82.
Khẩu súng 3 nòng TP-82.

Khẩu súng TP-82 hiện diện trong mọi nhiệm vụ du hành của người Nga từ năm 1982 đến 2006, thậm chí mang cả lên , được nhét trong bộ trang bị sinh tồn khẩn cấp. Cũng trong khoảng thời gian này, phi hành gia của NASA học cách kiểm soát khẩu súng trong một số cơ sở huấn luyện.

Giữa năm 2006, nhà chức trách cảm thấy TP-82 quá cồng kềnh nên đã thay thế nó bằng vũ khí nhỏ gọn hơn là khẩu Makarov - súng lục bán tự động có đạn 9mm.

Tuy nhiên theo James Oberg - một phóng viên mảng không gian của Mỹ, thời gian gần đây sự xuất hiện của súng trong các nhiệm vụ đang ít dần. Dù vẫn nằm trong danh sách vật dụng cần mang theo, nhưng trước mỗi nhiệm vụ các phi hành gia sẽ họp mặt và biểu quyết xem có cần phải bỏ súng lại trước khi cất cánh hay không.

Nhưng rốt cục, phi hành gia mang súng vào vũ trụ làm cái gì?

Yên tâm, không phải vì sợ... đánh nhau với đâu.

Súng được dùng để bảo vệ các phi hành gia sau khi đã làm xong nhiệm vụ.
Súng được dùng để bảo vệ các phi hành gia sau khi đã làm xong nhiệm vụ.

Mọi chuyện bắt nguồn từ Bộ Trang bị Sinh tồn khẩn cấp Soyuz do người Nga tạo ra. Bộ trang bị này không chỉ để cất súng, mà còn có cả quần áo ấm, dây thực, cùng vô số các công cụ hữu ích khác. Nó dùng để đảm bảo an toàn cho phi hành gia trong trường hợp không may tàu quay về và hạ cánh ở quá xa, buộc họ phải sinh tồn nhiều ngày trong tự nhiên.

Dĩ nhiên, viễn cảnh trên thực sự rất khó xảy ra với công nghệ ngày nay, nhưng trước kia thì đã từng. Chuyện kể rằng Alexei Leonov - một trong những phi hành gia đầu tiên thực hiện spacewalk (đi bộ trong vũ trụ) đã phải dành tới 2 ngày 1 đêm sinh tồn ngoài tự nhiên ở vùng núi Ural. Nguyên nhân là vì bộ định vị máy tính trên tàu bị hỏng, dẫn đến chuyện hạ cánh chệch hướng tới 965km.

Bởi vậy, súng được đưa vào bộ trang bị khẩn cấp không phải để chuẩn bị cho... chiến tranh giữa các vì sao - ít nhất là theo báo cáo chính thức. Thay vào đó, nó dùng để bảo vệ các phi hành gia sau khi đã làm xong nhiệm vụ, nếu không may gặp phải kẻ thù sau khi hạ cánh.

Nếu súng nổ ngoài không gian mở, nó sẽ di chuyển mãi mãi.
Nếu súng nổ ngoài không gian mở, nó sẽ di chuyển mãi mãi.

Nói là "thực sự" thì cũng không hẳn, vì chưa ai thử cả. Nhưng về mặt lý thuyết, Peter Schultz - một nhà thiên văn học tại ĐH Brown (Mỹ), thì hiện tượng kỳ lạ đầu tiên sẽ là làn khói sau khi súng nổ. "Khói sẽ có dạng hình cầu, hình thành ngay từ đầu súng" - Schultz cho biết.

Trong trường hợp súng nổ ngoài không gian mở (không phải trong tàu con thoi), nó sẽ di chuyển mãi mãi vì không có ma sát không khí, và vì nhanh hơn tốc độ di chuyển của đạn.

Và trong trường hợp bạn bắn súng khi đang ở trong quỹ đạo của một tinh cầu nào đó, viên đạn sẽ trở thành một vệ tinh siêu nhỏ và... bay vòng ra sau lưng bạn. Không cẩn thận là tự bắn vào lưng theo nghĩa đen luôn.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.