Danh sách bài viết

Mắt nhân tạo

Cập nhật: 20/04/2021

Mắt nhân tạo
 
Một camera truyền hình ảnh vào não sẽ giúp cho những ai bị mờ mắt hoặc mù mắt có thể có cơ may tìm lại một phần ánh sáng cho mình. Hình ảnh được thử nghiệm tại Viện Võng mạc Doheny.

Một thị lực mới

Thông thường, khi tia sáng hoặc hình ảnh được hội tụ bởi thủy tinh thể của mắt lên võng mạc, các tế bào cảm thụ ánh sáng gọi là “tế bào que”“tế bào nón” chuyển ánh sáng này thành xung điện truyền vào não và được thể hiện thành các hình ảnh của thế giới chung quanh ta. “Võng mạc thực ra làm một số chức năng xử lý hình ảnh và rồi gửi thông tin này đến não, và chúng ta thấy được” - Đó là giải thích của Mark.

Chip võng mạc được cấy vào mắt

Mark Humayun (trái) & Eugene de Juan

Mark Humayun (trái) & Eugene de Juan, Giáo sư nhãn khoa tại Trường Keck School of Medicine
(Ảnh: usc.edu)

Humayun, Giáo sư nhãn khoa tại Trường Keck School of Medicine và Giám đốc Nghiên cứu của Viện Võng mạc Doheny. Hiện nay, Humayun đang triển khai một dạng võng mạc nhân tạo mà ông hy vọng có thể phục hồi một số độ nhìn cho những người bị mù do thoái hóa tế bào võng mạc. “Một khi thị lực bị mất đi và bệnh nhân không thể nhìn thấy thì lúc đó rất khó chữa trị, và người ta chẳng còn gì để có thể phục hồi thị lực của họ” - Humayun nói - “Và việc phục hồi tình trạng mất thị lực là phải nhắm đến mục tiêu cấy ghép võng mạc này”.

Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào bệnh mù lòa gây ra do thoái hóa của võng mạc vì bệnh retinitis pigmentosa (RP) và thoái hóa nổi ban liên quan đến tuổi tác (AMD). RP là tên được đặt cho một nhóm bệnh mắt di truyền gây cho các tế bào chung quanh bờ võng mạc hư hỏng. Dần dần dẫn tới điều gọi là “thị trường hình ống”. Còn bệnh AMD thì gây cho các tế bào tại trung tâm mắt hư hỏng, tạo ra một điểm đen ở giữa tầm nhìn của một người mà thị lực của họ bị mờ và gợn sóng, hoặc mù hoàn toàn, và tình trạng này phát triển ngày một lớn hơn. Do đó, cấy võng mạc hay chip sẽ đem lại ánh sáng tầm nhìn ngoại vi cho những người bị RP, và cái nhìn chính giữa đối với người bị AMD.

Những xung điện cực nhỏ truyền đến mô cấy võng mạc

Ngay thời điểm dự án cấy ghép võng mạc bắt đầu cách đây gần 17 năm, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu việc cấy ghép ốc tai tương tự. Thay vì chuyển âm thanh thành xung điện, Humayun và các đồng sự của mình ghi hình ảnh và chuyển chúng thành những xung điện rất nhỏ để chúng kích thích võng mạc. “Ý tưởng đằng sau cấy ghép võng mạc này là khi các tế bào cảm ứng ánh sáng bị phá hủy, bạn có thể dùng một máy ảnh và chuyển hình ảnh thành các xung điện tí hon để sau đó kích thích - kích động  những tế bào còn lại trong võng mạc” và làm cho người ta thấy được - ông nói.

Hiện nay, mô cấy “mẫu 1” của họ, được triển khai bởi Công ty Sản phẩm Y khoa Second Sight có trụ sở tại California, đã tiến hành cấy cho 6 bệnh nhân. Với khổ 4x5mm con chip kích thích võng mạc điện tử này bao gồm một mảnh silicon và mảnh bạch kim gắn 16 điện cực, được cấy vào phía sau đáy mắt bên trên võng mạc. Những hình ảnh được ghi nhận bởi một camera video tí hon có trọng lượng rất nhẹ gắn trên cặp kính đeo mắt, hình ảnh đó được gửi vô tuyến dưới dạng những xung điện tử tí hon đến một máy nhận giấu đằng sau tai bệnh nhân. “Khi các điện cực này kích thích võng mạc thì thông tin ấy được gửi đến não và cho phép bệnh nhân thấy được” - Humayun nói.


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.