Danh sách bài viết

Máy bay "made in China" sắp cất cánh lần đầu

Cập nhật: 21/09/2020

C919 là máy bay chở khách cỡ lớn đầu tiên do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất và sẽ bay vào tháng 7 năm nay.

C919 là loại phi cơ thân hẹp, sức chứa 168 hành khách. Nó đã được lắp đặt hệ thống điều khiển trên khoang và đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm về tải trọng. People's Daily Online cho biết kết quả kiểm tra cho thấy "khung máy bay đủ khỏe để hỗ trợ hoạt động trên không sau này". C919 sẽ cất cánh lần đầu vào tháng 7.

C919 dự kiến có chuyến bay đầu tiên năm 2015. Tuy nhiên, thời hạn này đã được đẩy lùi để thực hiện thêm các bài kiểm tra.

COMAC khởi động chương trình nghiên cứu và phát triển C919 năm 2008, ngay khi thành lập công ty. Nhiệm vụ của họ là hiện thực hóa giấc mơ tạo ra và đưa lên bầu trời một máy bay thương mại cỡ lớn.

Họ đã chọn 16 tập đoàn toàn cầu làm nhà cung cấp, trong đó có General Electric và Honeywell International. Họ cũng thành lập ít nhất 16 liên doanh về điện tử hàng không, kiểm soát chuyến bay, năng lượng, nhiên liệu và thiết bị hạ cánh. COMAC ước tính tiềm năng thị trường cho máy bay này lên tới 650 tỷ NDT (96 tỷ USD).

COMAC lần đầu giới thiệu C919 vào tháng 11/2015. Nó được thiết kế để cạnh tranh với các loại máy bay thân hẹp khác, như Airbus 320 và Boeing 737.

Năm 2015, CEO Qatar Airways - Akbar Al Baker từng cho biết ông "không e ngại chút nào khi mua máy bay Trung Quốc sản xuất", miễn là chúng đáp ứng tiêu chuẩn của ông.

Máy bay C919 của Trung Quốc sắp có chuyến bay thử đầu tiên.
Máy bay C919 của Trung Quốc sắp có chuyến bay thử đầu tiên. (Ảnh: Reuters).

"Mua máy bay Trung Quốc chẳng có gì sai cả. Anh đang dùng iPhone, cũng làm tại Trung Quốc đấy thôi. Người khác thiết kế, nhưng Trung Quốc sản xuất. Tôi nghĩ rằng thế độc quyền của Boeing và Airbus bị phá vỡ cũng là điều tốt", ông cho biết trên CNBC bên lề Triển lãm Hàng không Dubai năm ngoái.

Hồi tháng 11/2016, COMAC cho biết họ đã nhận được 570 đơn hàng C919 từ 23 khách mua. Trong đó có các hãng bay quốc doanh như Air China, China Southern và China Eastern Airlines.

Nhu cầu máy bay mới của Trung Quốc là minh chứng cho việc nước này đang trở thành sân chơi chủ chốt cho các hãng sản xuất phi cơ. Airbus ước tính các hãng bay Trung Quốc sẽ cần gần 6.000 máy bay mới trị giá 945 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.

COMAC cũng có một dòng máy bay khác, nhỏ hơn, mang tên ARJ21. Máy bay này đã cất cánh lần đầu vào tháng 6 năm ngoái.

Theo VnExpress

Nguồn: / 0

Các nhà khoa học tạo ra thiết bị tàng hình lấy cảm hứng từ côn trùng

Các ngành công nghệ

Con rầy - một loài côn trùng ăn lá phổ biến tiết ra những hạt nhỏ brochosome, có thể là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học chế tạo công nghệ tàng hình.

Tìm ra cách uốn cong ánh sáng để tạo mạng 6G siêu tốc

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách điều khiển mới đối với tín hiệu terahertz, từ đó mở đường cho mạng 6G cực nhanh.

Trung Quốc tạo ra chip điện toán lượng tử nhanh gấp 10 tỷ lần chip thường

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một chip điện toán lượng tử 504 qubit để cung cấp cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới thông qua nền tảng điện toán đám mây mới.

Top 5 sự thật thú vị về game "Khủng long mất mạng"

Các ngành công nghệ

Có thể bạn chưa biết, Dino Game (còn được gọi với tên "Khủng long mất mạng") là một trong những tựa game được chơi nhiều nhất trên thế giới.

OpenAI ra mắt Chat GPT-4o với trí thông minh "tiệm cận con người", miễn phí 100%

Các ngành công nghệ

Công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới OpenAI vừa tổ chức sự kiện công bố mô hình AI mới có tên GPT-4o.

Anh thử nghiệm công nghệ dẫn đường lượng tử cho các chuyến bay

Các ngành công nghệ

Anh tiến hành các chuyến bay thử nghiệm công nghệ dựa trên lượng tử, với hy vọng sẽ cho phép dẫn đường độc lập với các hệ thống vệ tinh truyền thống sử dụng GPS.

Thiết kế máy bay siêu thanh không cánh 1.850km/h

Các ngành công nghệ

Mẫu máy bay hình tam giác của nhà thiết kế Oscar Viñal trông giống tàu vũ trụ, hứa hẹn rút ngắn gần một nửa thời gian bay xuyên qua Đại Tây Dương.

Ô tô đổi màu: Những bí ẩn công nghệ đằng sau sự hứa hẹn cho ngành công nghiệp xe hơi!

Các ngành công nghệ

Công nghệ ô tô đổi màu là một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi đầy hứa hẹn, mang đến tiềm năng thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghiệp xe hơi.

Xúc giác nhân tạo giúp robot nhạy cảm như người

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học đã phát triển thành công hệ thống xúc giác nhân tạo có thể ứng dụng trong chế tạo bàn tay giả, giúp robot có khả năng cảm nhận như con người.

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.