Danh sách bài viết

Mẹo giúp thí sinh làm bài thi THPT quốc gia đạt điểm cao

Cập nhật: 25/10/2023

Tham gia buổi tọa đàm về kỳ thi THT quốc gia 2017 trên báo VnExpress vào sáng ngày 9/5, Tiến sĩ Lê Thống Nhất, chia sẻ nhiều kinh nghiệm giúp thí sinh lấy điểm cao 8 môn, nội dung cần ôn tập, lưu ý tránh phạm quy, cách thay đổi nguyện vọng khi đã quá hạn nộp hồ sơ...

Ngoài Tiến sĩ Nhất, chương trình còn có sự góp mặt của thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, giáo viên 40 năm dạy Lý và ông Đinh Tiến Dũng - Giám đốc sáng tạo Truyền hình FPT.

meo-giup-thi-sinh-lam-bai-thi-thpt-quoc-gia-dat-diem-cao

Theo các chuyên gia, năm nay, kỳ thi THPT quốc gia có nhiều thay đổi về không gian lẫn thời gian. Từ chỗ nhiều cụm thi, nay mỗi thành phố chỉ còn một cụm tập trung, giúp thí sinh di chuyển thuận tiện. Từ nhiều đợt thi, giờ chỉ còn một đợt duy nhất trong 4 ngày.

Trong 550.000 hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia của cả nước đến ngày 14/4, khoảng 49% thí sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Thầy Nguyễn Xuân Khang, chia sẻ, kỳ thi thử vừa qua ở trường Marie Curie cũng có hai phần ba các em thi khoa học xã hội.

Giải thích lý do khiến số lượng thí sinh đăng ký tổ hợp khoa học xã hội tăng, các chuyên gia cho rằng với 30% học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xét công nhận tốt nghiệp, không xét đại học, lựa chọn thi tổ hợp này có khả năng đỗ cao hơn.

Ngoài môn Văn tự luận, 8 môn còn lại đều thi dưới dạng trắc nghiệm. Cấu trúc này giúp Bộ Giáo dục chấm nhanh và chính xác hơn, song có thể khiến nhiều thí sinh bỡ ngỡ. Giới chuyên gia cũng tranh luận nhiều về cách ra đề thi trắc nghiệm môn Toán, phần lớn cho rằng hình thức này phân loại tốt và phù hợp với đại trà 850.000 thí sinh dự thi.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm luyện thi môn Toán, Tiến sĩ Lê Thống Nhất cho biết, cấu trúc đề thi năm nay sẽ sắp xếp từ dễ đến khó. Thí sinh không cần tìm câu dễ làm trước, nên lần lượt theo thứ tự. Cấu trúc đề gồm tối thiểu 60% câu cơ bản phục vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT. 40% còn lại dành cho bạn khá giỏi để xét tuyển đại học cao đẳng.

Mỗi thí sinh sẽ có một đề thi riêng. Một phòng thi có 24 em tương ứng với 24 mã đề khác nhau. Nhiều người cho rằng, đề riêng có thể dễ hoặc khó, không đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định, Bộ Giáo dục biên soạn các câu hỏi theo ma trận đề thi phù hợp, phân chia đúng tỷ lệ các câu hỏi vận dụng từ thấp đến cao. Đề thi có thể khác nhau nhưng độ khó - dễ tương đương, nhằm hạn chế tình trạng quay cóp, nhắc bài.

Trước đây câu số 5 môn Toán luôn là nỗi ám ảnh của thí sinh, bởi đây là câu cuối cùng và khó nhất. Song với 90 phút 50 câu trắc nghiệm, thí sinh có thời gian 1,8 phút cho mỗi câu, người ra đề không thể đưa ra những câu hỏi đánh đố.

"Học sinh không nên ôn luyện những bài toán quá khó, hóc búa, lãng phí thời gian và sức lực. Bám sát các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa sẽ được 6 điểm. Để chinh phục 4 điểm còn lại, nên luyện những câu khó hơn, song phải là những câu khó có thể làm nhanh trong 3-4 phút", Tiến sĩ Nhất khuyên. Theo ông, mỗi đề 50 câu phủ đều tất cả nội dung chương trình Toán lớp 12 nên khó có thể học tủ.

Đối với tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, thí sinh có 150 phút thi 3 môn, mỗi môn 50 phút, được nghỉ một chút giữa giờ. Do phải thi liền 3 môn trong một buổi, Tiến sĩ Nhất gợi ý nên để dành tâm trí và sức khỏe cho môn định xét đại học. Ví dụ, thí sinh có 150 phút thi Lý - Hóa - Sinh, nếu xác định thi khối B, nên dành sức cho 100 phút chủ lực thi Hóa - Sinh, không nên vướng bận nếu 50 phút đầu thi Lý không như ý.

Đặc biệt, không bao giờ bỏ trống các câu trả lời, thay vào đó dành 2-5 phút cuối tô đáp án các câu hỏi chưa làm được để tăng cơ hội điểm cao.

Một lưu ý quan trọng khác khi làm bài thi tổ hợp, đó là mã đề 3 môn đều giống nhau. Hiệu trưởng Khang cho biết với tổ hợp Khoa học tự nhiên, nếu mã đề Lý số 100, mà đề Hóa mã 101 là phạm quy, cần báo giám thị kiểm tra lại ngay. Sau mỗi buổi thi, phải nộp lại đề và giấy nháp. Nếu thí sinh quên không nộp hoặc giám thị sơ suất không thu, đều bị xét là phạm quy.

"Có nhất thiết phải đến lò luyện thi hay không" là câu hỏi được nhiều học sinh quan tâm. Theo chuyên gia, khi Bộ thay đổi hình thức thi, thì “thị trường luyện thi” cũng xáo trộn.

Học sinh cần phải luyện nhiều đề và rèn tốc độ, không thể dựa nào mỗi kỳ thi thử ở trường mà nên làm thường xuyên ở nhà. Bình quân mỗi câu Toán có 1,8 phút để làm, nên cần nhất là luyện đề nhiều để tăng tốc độ tư duy. Những phần mềm thi thử miễn phí như Bigschool là công cụ hữu ích để thí sinh đạt được mục đích này.

Theo ông Đinh Tiến Dũng - Giám đốc sáng tạo Truyền hình FPT, thay vì đạp xe 20km đến lò luyện thi nóng nực, học sinh có thể ôn luyện trên nền tảng công nghệ. Không phải ai cũng có smartphone hay máy tính, song hầu như gia đình nào cũng có tivi. Vì vậy, FPT hợp tác với Tiến sĩ Nhất tạo ra ứng dụng luyện thi Bigschool miễn phí trên màn hình tivi cho học sinh lớp 12.

Chia sẻ về nguồn đề thi của Bigschool, Tiến sĩ Nhất cho biết, ngoài ngân hàng các câu hỏi, quan trọng nhất khi biên soạn là ma trận đề thi. Bộ Giáo dục không công bố ma trận đề thi, mà chỉ công bố một bộ đề thi minh họa và một đề thi thử nghiệm. Vì vậy, các giáo viên giàu kinh nghiệm nhất Bigschool phải nghiên cứu và thẩm định 2 bộ đề trên, giải mã ra ma trận đề thi và bắt đầu xây dựng trong 1,5 năm qua.

Là người từng trải, ông Đinh Tiến Dũng (Giáo sư Cù Trọng Xoay) chia sẻ về câu chuyện bản thân, tốt nghiệp ngành kỹ sư nông nghiệp, nhưng ra trường ký hợp đồng thử việc 420.000 đồng thấp hơn cả lương người anh họ học nghề. Song ông Dũng khuyên học sinh nên cố gắng, không nên lãng phí cơ hội vào đại học của mình. Đại học không phải con đường duy nhất, nhưng nó là ngôi sao dẫn đường, tạo môi trường phù hợp để bạn rèn luyện mọi thứ. Không nên lấy Mark Zuckerberg, Steve Job ra làm tấm gương ngụy biện cho thói lười học, học yếu của mình.

Đang tọa đàm trực tuyến về kỳ thi THPT quốc gia 2017
 
 

An San


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?