Danh sách bài viết

Mỹ dạy trẻ chống bắt nạt học đường thế nào?

Cập nhật: 25/10/2023

Bắt nạt (bullying) học đường là vấn nạn lớn ở nhiều nơi, cả ở Mỹ, gây hậu quả nghiêm trọng như tạo ra môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ hay thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Theo khảo sát năm 2018 ở Mỹ, 70,6% học sinh được khảo sát nói từng biết hay chứng kiến nạn bắt nạt, 28% học sinh (lớp 6-12) từng bị bắt nạt, 30% từng là thủ phạm, 15% học sinh cấp 3 (lớp 9-12) là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Hàng ngày, có khoảng 160.000 học sinh ở nhà không đến trường vì sợ bị bắt nạt.

Ở Mỹ, việc chống nạn bắt nạt học đường (anti-bullying in schools) là mối quan tâm lớn cùng với những quan tâm khác trong ngành giáo dục như kết quả học tập, thi cử, hay chất lượng đào tạo...

Năm 2014, lần đầu tiên Bộ Giáo dục Mỹ cùng Trung tâm Đối phó dịch bệnh (Centers for Disease Control-CDC) thống nhất ra một định nghĩa về bắt nạt để thuận tiện cho việc nghiên cứu và giám sát. Theo đó bắt nạt (bullying) là hành vi hung hăng (aggressive behavior), sự mất cân bằng về quyền lực (imbalance of power), những hành vi lặp đi lặp lại (repeated behaviors).

Theo hai cơ quan trên, có hai dạng thức (modes) bắt nạt chính là trực tiếp (khi có mặt nạn nhân) và gián tiếp (khi không có mặt nạn nhân hay không giao tiếp trực tiếp với nạn nhân, chẳng hạn bắt nạt qua mạng).

Hai dạng thức trên bao gồm bốn loại. Một là bắt nạt về thể xác (physical), ví dụ đánh đấm, giật tóc, đẩy xô ngã. Hai là bắt nạt bằng lời nói (verbal), ví dụ nói xấu, đặt biệt danh, chửi rủa. Ba là làm tổn hại danh dự hay quan hệ của nạn nhân (relational), ví dụ rao tin đồn, tạo dư luận xấu, cô lập, xa lánh bạn bè, tạo bè phái chống lại những ai khác biệt, không giống mình. Bốn là phá hoại tài sản (damage to property), ví dụ làm hỏng cặp sách hay đồ dùng của bạn, phá hỏng xe cộ hay sách vở.

Một buổi tìm hiểu về cách chống nạn bắt nạt học đường trong trường học Mỹ. Ảnh: Đinh Thu Hồng.

Một buổi tìm hiểu về cách chống nạn bắt nạt học đường trong trường học Mỹ. Ảnh: Đinh Thu Hồng.

Có rất nhiều cách để chống nạn bắt nạt học đường. Ở Mỹ, bất cứ trường học nào, cấp học nào cũng có những hoạt động như tổ chức hội họp toàn trường, biểu diễn, phát động các cuộc thi và chiến dịch bài trừ vấn nạn này, lập hội nhóm tư vấn, giúp đỡ, kết hợp với các tổ chức hội đoàn trong và ngoài nhà trường.

Các em lớp bé thường được giáo dục từ nhỏ thông qua luật/quy định của lớp, của trường và tham dự những buổi hội họp nói về anti-bullying. Các buổi hội họp này thường có tiết mục biểu diễn múa rối, hát, diễn kịch, đọc thơ, giải thích cho các em các dạng bắt nạt, cũng như dạy làm thế nào để ngăn chặn kẻ bắt nạt. Những cách sau sẽ góp phần ngưng hành động của kẻ bắt nạt: ­

- Đưa ra ánh sáng: Vạch mặt kẻ gây ra hành động bắt nạt, như nói thẳng cho họ biết... ­

- Nói về việc mình bị bắt nạt: Ngay khi cảm thấy mình bị bắt nạt, các em cần nói ngay với ai đó, bạn bè hay thầy cô giáo hay anh chị em, hoặc bố mẹ... ­

- Nói cho người lớn biết: Người lớn sẽ giúp các em giải quyết trước khi sự việc đi quá xa.

Các em được học những điều sau để cùng ngăn chặn hành vi bắt nạt: ­

- Empathy & Compassion: Cảm thông và quan tâm đến cảm xúc của người khác.

- Respect: Tự trọng đối với bản thân và tôn trọng người khác. Lòng tự trọng như con đường hai chiều, hay như lúc hai người cúi đầu chào, bắt tay nhau trước khi đấu võ.

- ­Tolerance: Có lòng dung thứ, coi sự khác biệt không phải là cái sai, đơn giản chỉ là khác biệt.

- ­Courage: Có lòng dũng cảm, gan dạ, vẫn làm những việc đúng đắn, chính trực, ngay cả khi mình thấy sợ phải làm điều đó; dám đối mặt với những tình huống nguy khó.

Ngoài những cách trên, để tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè mình, học sinh được dạy phải luôn trở thành "upstander" - người phản ứng lại hành động bắt nạt, chứ đừng thành "bystander" - người chứng kiến mà không hành động!

Mỗi gia đình có thể dạy con những điều trên để chung tay đẩy lùi bắt nạt học đường.

Đinh Thu Hồng


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?