Danh sách bài viết

Mỹ trình làng vũ khí phi sát thương khét tiếng

Cập nhật: 19/06/2022

Một cảm giác không thể nào chịu đựng nổi, một sức nóng đột ngột bao phủ toàn thân, đó chính là tác dụng của tia điện từ cực mạnh phát ra từ một loại vũ khí phi sát thương khét tiếng của quân đội Mỹ.

“Bạn không nhìn, không nghe, không ngửi được gì hết nhưng bạn sẽ cảm thấy nó”, AFP dẫn lời giải thích của đại tá lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ Tracy Tafola, Giám đốc Cơ quan phát triển vũ khí không gây sát thương Mỹ.

"Hiệu ứng đáng sợ đến nỗi phản ứng duy nhất là bỏ chạy ngay tức khắc", đại tá Tracy Tafola cho biết thêm.

Đại tá Tafola cũng cẩn thận nhấn mạnh rằng tia Active Denial System (tạm dịch: Hệ thống Ngăn chặn chủ động - ADS) dù rất mạnh và có tầm bắn khoảng 1km nhưng lại là vũ khí không gây sát thương đã được quân đội Mỹ phát triển trong hơn 15 năm qua, và chưa bao giờ ứng dụng trên thực tế.

Vũ khí không gây sát thương ADSVũ khí không gây sát thương ADS

Công nghệ tia ADS đang gây ra lo ngại vì nhiều người cho rằng nó giống sóng vi ba. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự bác bỏ mối quan ngại này.

Khi đo hiệu ứng sinh học tần số sóng vô tuyến tại Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân, chuyên gia Stephanie Miller cho biết súng ADS phóng tia với tần số 95GHz, không ảnh hưởng nhiều đối với cơ thể nếu xét về khía cạnh gây tổn thương.

Trong khi đó, sóng vi ba có tần số khoảng 1GHz, giúp sóng này di chuyển nhanh hơn và thấm sâu hơn vào đối tượng.

Đồng thời, độ dày của tia ADS chỉ bằng 1/64 của inch (cỡ 0,4mm), khiến nó an toàn hơn sóng vi ba gấp nhiều lần.

Sau hơn 11.000 lần thử nghiệm, ADS chỉ gây tổn thương nhẹ cho 2 đối tượng, theo đại tá Tafola.

Các lãnh đạo quân sự và nhà nghiên cứu Mỹ đã biểu diễn hệ thống ADS trước sự chứng kiến của giới truyền thông tại căn cứ lính thủy đánh bộ Quantico ở Virgina vào cuối tuần qua.

Tại đó, một số nhà báo đã thử qua độ nóng của các tia điện từ vốn được mô tả như là một lò nướng nóng.

Theo AFP, tóc tai phóng viên Mathieu Rabechult của hãng này đã "dựng đứng" khi phơi mình trước hệ thống ADS.

Các tình nguyện viên của Quân đoàn Lính thủy đánh bộ mặc thường phục đã ném những quả bóng tennis giả làm đá trong đợt biểu diễn và khi tia điện từ được kích hoạt thì “những người biểu tình” đã phải bỏ chạy.

Nguyên mẫu của hệ thống ADS từng bị hủy bỏ vào năm 2008 song được triển khai ở Afghanistan hai năm sau. Tuy vậy, nó chưa bao giờ được triển khai tác chiến.

Bà Tafolla nói hệ thống này đã được cải tiến và hiện sẵn sàng được sử dụng khi cần thiết.

Theo Daily Mail, hiện có tin đồn rằng Lầu Năm Góc muốn xây dựng phiên bản sử dụng trên không của loạt vũ khí này.

Nguy cơ gây thương tích của hệ thống thấp hơn nhiều so với các vũ khí phi sát thương khác như đạn cao su hoặc hơi cay. Để giảm thiểu những tai nạn, nút kích hoạt đã được cài đặt để tự động ngắt sau 3 giây vì lý do an toàn.

Phản xạ tháo chạy khỏi sức nóng xảy ra với tất cả mọi người, theo giám đốc chương trình Brian Long.

Hệ thống ADS có thể được dùng trong việc bảo vệ vòng ngoài tại các căn cứ, kiểm soát đám đông hoặc chặn một chiếc xe hơi tốc độ cao mà không cần hủy hoại nó.

“Tôi nghĩ nó có thể dùng được bất cứ khi nào bạn muốn có một sự thay thế cho vũ lực sát thương”, ông Long phát biểu.

Theo các quan chức phụ trách chương trình, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi khoảng 120 triệu USD cho hệ thống ADS, trong đó phần lớn được sử dụng để nghiên cứu các tác động sinh học.


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.