Danh sách bài viết

Năm đại học hàng đầu châu Á năm 2021

Cập nhật: 25/10/2023

1. Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)

Điểm đánh giá: 84,9/100.

Đại học Thanh Hoa thành lập năm 1911, trải qua nhiều thay đổi và trở thành đại học đào tạo đa ngành trong hơn 30 năm qua. Trường cung cấp 51 chương trình bậc cử nhân và hơn 200 chương trình sau đại học, được biết đến là một trong những đại học ưu tú nhất Trung Quốc, chỉ nhận những sinh viên đạt điểm cực cao trong các kỳ thi quốc gia (gaokao).

So sánh với các trường khác trong phạm vi toàn cầu, Đại học Thanh Hoa cũng được đánh giá cao. Trường nằm trong top 20 trên bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education (THE), đứng trong top 30 ở ngành kỹ thuật và công nghệ, khoa học đời sống, vật lý, khoa học máy tính và kinh doanh. Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường có ảnh hưởng trong và ngoài nước, đặc biệt nhất là trong nền chính trị Trung Quốc.

Khuôn viên Đại học Thanh Hoa nằm ở phía tây bắc của Bắc Kinh. Các tòa nhà có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của Trung Quốc và phong cách hiện đại của phương Tây. Nằm trên vị trí cũ của khu ngự uyển thời nhà Thanh, khu vườn trường nổi tiếng là một trong những khu vườn đẹp nhất thế giới.

Một toà nhà thuộc Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Shutterstock.

Một toà nhà thuộc Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Shutterstock.

2. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc)

Điểm đánh giá: 83,9/100.

Đây là trường đại học quốc gia hiện đại đầu tiên ở Trung Quốc, được thành lập vào cuối thế kỷ 19. Hiện trường được biết đến như một trung tâm cho tư tưởng tiến bộ và nghiên cứu xuất sắc với 216 trung tâm nghiên cứu, cùng thư viện đại học thuộc hàng lớn nhất châu Á, chứa 11 triệu đầu sách và nguồn tài liệu khác.

Nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc ở Trung Quốc là cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh. Ba người đoạt giải Nobel cũng có liên quan đến cơ sở giáo dục đại học này.

Sau khi di dời vào năm 1952, khuôn viên chính của trường hiện nằm trên địa điểm cũ của các khu vườn triều đại nhà Thanh. Hiện, trường vẫn giữ được một số đặc điểm và cảnh quan ban đầu như các khu vườn, chùa và công trình lịch sử. Cổng vào khuôn viên có những bức tranh tường trên trần nhà và là điểm thu hút du khách.

Cổng Tây của Đại học Bắc Kinh. Ảnh: Shutterstock.

Cổng Tây của Đại học Bắc Kinh. Ảnh: Shutterstock.

3. Đại học Quốc gia Singapore - NUS (Singapore)

Điểm đánh giá: 83,1/100.

Là cơ sở lâu đời nhất ở Singapore và lớn nhất về số lượng sinh viên, Đại học Quốc gia Singapore kết hợp sự xuất sắc của nghiên cứu và sự đổi mới sáng tạo. Trường được xếp trong top 25 thế giới với điểm số đặc biệt cao ở tiêu chí nghiên cứu và triển vọng quốc tế, thành tích nổi bật trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Điều này không khó hiểu vì từ ba thập kỷ trước, trường này đã hình thành một trung tâm dành riêng cho đổi mới và doanh nghiệp công nghệ.

NUS sử dụng phương pháp giảng dạy theo phong cách Anh thông qua hướng dẫn nhóm nhỏ và tín chỉ khóa học theo phong cách Mỹ để đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp. Các chương trình cấp bằng linh hoạt giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn, chuyển đổi ngành học.

Các cựu sinh viên nổi tiếng gồm bốn thủ tướng và tổng thống Singapore, hai thủ tướng Malaysia, và nhiều chính trị gia, doanh nhân tên tuổi.

4. Đại học Hong Kong - HKU (Hong Kong)

Điểm đánh giá: 76,3/100.

Đại học Hong Kong được thành lập bởi thống đốc Anh vào năm 1911 nhưng bắt đầu tích hợp văn hóa và giáo dục Trung Quốc vào các khóa học từ năm 1927, khi bằng cấp đầu tiên bằng tiếng Trung được cung cấp. Tuy vậy đến nay, ngôn ngữ giảng dạy chính vẫn là tiếng Anh.

Trường tuyển sinh rất chọn lọc. Một sinh viên quốc tế phải cạnh tranh với khoảng 12 bạn khác để vào trường. Còn đối với sinh viên đến từ Trung Quốc đại lục, cứ 31 đơn đăng ký thì chỉ có một đơn được chấp thuận.

Sinh viên tốt nghiệp HKU về cơ bản đã tham gia vào việc xây dựng cảnh quan chính trị, kinh tế và văn hóa hiện đại của Trung Quốc. Nhiều người cũng đang giữ các vị trí cấp cao trong khu vực tư nhân.

Đại học Hong Kong xuất hiện trong top đầu đại học châu Á ở nhiều bảng xếp hạng. Ảnh: APRU.

Đại học Hong Kong xuất hiện trong top đầu đại học châu Á ở nhiều bảng xếp hạng. Ảnh: APRU.

5. Đại học Công nghệ Nanyang - NTU (Singapore)

Điểm đánh giá: 75.7/100.

Đại học Công nghệ Nanyang đã tăng một bậc trong bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2021. Trên bảng xếp hạng thế giới, trường xếp trong top 50 và được đánh giá cao ở lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, khoa học máy tính.

NTU gồm sáu trường thành viên cũng như một số viện bao gồm Viện Giáo dục Quốc gia Singapore và Đài quan sát Trái đất của Singapore. Vườn Vân Nam của trường là khuôn viên đại học lớn nhất ở Singapore và thường được coi là một trong những khuôn viên đại học đẹp nhất thế giới.

Toà nhà độc lạ của Đại học Công nghệ Nanyang. Ảnh: NTU.

Tòa nhà độc lạ của Đại học Công nghệ Nanyang. Ảnh: NTU.

Năm nay, có 551 trường thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia bảng xếp hạng đại học châu Á của THE, tăng hơn 50 trường so với năm ngoái. Việc xếp hạng được THE dựa trên bộ tiêu chí với 13 chỉ số thuộc 5 nhóm: Giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn (30%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (7,5%) và triển vọng quốc tế (7,5%). Với đánh giá này, trường không phải là đại học nghiên cứu hoặc không mạnh về nghiên cứu khó có thể góp mặt.

Dương Tâm (Theo Times Higher Education)


Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.