Danh sách bài viết

'Năm nay em thi sư phạm, có sợ thất nghiệp không?'

Cập nhật: 12/03/2024

'Năm nay em thi sư phạm, có sợ thất nghiệp không?'- Ảnh 1.

NGỌC LONG

Đó là một số những băn khoăn của học sinh lớp 12 được đặt ra trong chương trình Tư vấn mùa thi 2024 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM hôm 11.3.

Trước câu hỏi liên quan cơ hội việc làm của sinh viên học sư phạm ra trường, thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều địa phương thiếu giáo viên. Phổ biến là thiếu giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, thiếu giáo viên dạy các môn mới trong Chương trình GDPT 2018 (môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý…) hay nhiều nơi khó tuyển giáo viên tiếng Anh dạy trong trường tiểu học.

Thầy Quốc phân tích, nếu 10 học sinh cùng thích và cùng thi vào ngành đại học sư phạm toán, thì 4 năm nữa sẽ có 10 cử nhân sư phạm toán ra trường nhưng sẽ không thể xin vào cùng làm giáo viên tại Trường THPT Marie Curie. Bởi lẽ một trường không thể cùng lúc nhận 10 giáo viên dạy toán. Như vậy, người muốn xin việc và nơi tuyển dụng phải có nhu cầu khớp với nhau. Nếu một số bạn chấp nhận về các trường ở quận, huyện khác đang có nhu cầu, thì bạn sẽ được tuyển dụng.

'Năm nay em thi sư phạm, có sợ thất nghiệp không?'- Ảnh 2.

ĐÀO NGỌC THẠCH

Cũng theo thạc sĩ Quốc, việc tuyển dụng giáo viên còn phải đáp ứng chuẩn của nhà trường. Chẳng hạn, trường chuyên tại TP.HCM hay các tỉnh thành khác tuyển giáo viên rất khó, vì nhà trường đòi hỏi chất lượng giáo viên cực kỳ cao, cử nhân ra trường phải xuất sắc. Ông Quốc chia sẻ: "Không chỉ trong ngành sư phạm mà với bất cứ ngành nào, cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở, ai muốn được cơ hội tốt, việc làm tốt thì ngay trong quá trình học tập, bạn phải thể hiện được năng lực tốt nhất".

Điểm đặc biệt cần lưu ý đối với chính sách hỗ trợ chi phí dành cho sinh viên sư phạm

Thạc sĩ Quốc so sánh việc này giống như học sinh thi vào ĐH. Bạn nào muốn đậu vào các trường ĐH "xịn, chất lượng cao" phải học thật giỏi ở bậc phổ thông.

Thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1, có thiệt thòi hơn các bạn thi đợt sau?

Học sinh tên Khôi, lớp 12A2 Trường THPT Marie Curie, hỏi: "Em sẽ thi kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đợt 1. Một số trường dạy kiến thức nhanh, số khác dạy chậm hơn, làm sao để biết em ôn đủ trọng tâm kiến thức cho đợt 1 hay không?".

'Năm nay em thi sư phạm, có sợ thất nghiệp không?'- Ảnh 3.

NGỌC LONG

Thạc sĩ Quốc cho biết nhà trường đã công bố cấu trúc đề thi minh họa trên website chính thức của trường để học sinh tham khảo.

Theo ông Quốc, nhiều học sinh lo lắng trường mình dạy chậm, trường kia dạy nhanh hơn, liệu câu hỏi trong đề thi có rơi vào phần mình chưa học, trong khi học sinh trường khác đã học. Hay thí sinh lớp 11 lo lắng sẽ chịu thua thiệt hơn so với học sinh lớp 12… "Chúng tôi khuyến khích học sinh lớp 11 thi để thử sức. Còn với học sinh lớp 12, chúng tôi tính toán ma trận đề thi, luôn đảm bảo nguyên tắc công bằng cho tất cả thí sinh", ông Quốc lưu ý.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?