Danh sách bài viết

Nam sinh bỏ ngang đại học, thành thủ khoa kép đại học khác

Cập nhật: 25/10/2023

Trong Lễ vinh danh thủ khoa các trường đại học, học viện tại Hà Nội được tổ chức cuối tháng 11, Nguyễn Đình Thắng, quê Yên Thành, Nghệ An, là một trong những người lớn tuổi nhất. Thắng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khi đã 28 tuổi.

Khi còn là học sinh THPT, Thắng chưa biết rõ sở trường cũng như định hướng nghề nghiệp của mình. Được bạn bè rủ rê, cậu nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế đầu tư của Đại học Kinh tế Quốc dân và trúng tuyển nguyện vọng 1 với 24 điểm.

Tuy nhiên, khi vào học, Thắng cảm thấy mọi thứ không giống tượng tượng. Càng học, anh càng cảm thấy kinh tế không phải là ngành phù hợp với bản thân - một người vốn không nhạy bén với sự biến động của thị trường. Lần đầu tiên, Thắng suy nghĩ nghiêm túc về việc có nên bước tiếp con đường này hay không.

Sau nhiều cuộc nói chuyện với gia đình, Thắng chọn phương án ít được ủng hộ nhất: bỏ học và tự ôn thi lại. Khi đó, anh 22 tuổi.

Nguyễn Đình Thắng, quê Yên Thành, Nghệ An, là thủ khoa kép khoá 2016-2021 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Đình Thắng, thủ khoa kép khoá 2016-2021 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vì tốt nghiệp cấp ba đã lâu, tài liệu ôn thi của Thắng chỉ còn vỏn vẹn ít sách cũ và một số tài liệu xin lại từ người họ hàng. Không đến lớp học thêm, anh tự học hoàn toàn. Trong ba môn khối A, Thắng tự tin với Hoá nhất nên đầu tư thời gian vào hai môn còn lại. Xác định "không thể lấy điểm 10", anh áp dụng chiến lược làm đến đâu chắc đến đó, đặt mục tiêu vượt qua 24 điểm của lần thi đầu tiên. Sau hơn nửa năm ôn tập, với lợi thế tinh thần vững vàng và đã có kinh nghiệm thi đại học, Thắng làm bài tốt hơn mong đợi, đạt 26,5 điểm trong sự bất ngờ của bố mẹ và người thân.

Lần này, sau khi đã cân nhắc thận trọng và biết sở thích bản thân, Thắng chọn khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Nhận thông báo trúng tuyển cùng danh hiệu thủ khoa đầu vào của trường, anh vừa vui vừa áp lực.

"Già" hơn bạn cùng lớp 5 tuổi, chàng trai sinh năm 1993 thường bị giảng viên hỏi lý do học chậm. Mỗi lần đi thi, giám thị cũng thường kiểm tra thêm giấy tờ tùy thân của Thắng để đối chiếu với thẻ sinh viên. Ban đầu, Thắng khá ngại ngùng vì không muốn câu chuyện thi lại của mình bị nhắc quá nhiều, sau đó anh quen dần và cảm thấy thoải mái hơn. Thành tích học tập tốt, lại là đàn anh, Thắng được giảng viên và bạn cùng lớp bầu làm lớp phó học tập.

Chưa từng hối hận về quyết định thi lại, nhưng Thắng luôn cảm thấy lo lắng. Bạn bè bằng tuổi anh đều đã đi làm, có thu nhập và công việc ổn định. Trong khi đó, anh chưa tốt nghiệp đại học, thỉnh thoảng vẫn cần gia đình hỗ trợ tài chính. "Là con trai, mình áp lực khủng khiếp và càng thương bố mẹ. Mình cố gắng rút ngắn khoảng cách với bạn bè bằng việc học thật tốt và tìm kiếm cơ hội đi làm sớm", anh nói.

Đình Thắng (thứ hai trừ phải sang) cùng bạn bè. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đình Thắng (thứ hai trừ phải sang) cùng bạn bè. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thắng đánh giá, ưu thế của việc "già" hơn bạn cùng khóa là anh xác định mục tiêu của mình rõ ràng, đồng thời biết cách học hơn trước. Trên lớp, Thắng thường ngồi bàn đầu để nghe giảng tốt hơn, ghi lại những phần giảng viên nhấn mạnh. Sau mỗi buổi học, anh dành 15-20 phút đọc lại kiến thức. Đến mỗi kỳ thi, anh sẽ học trên thư viện vào ban ngày, tối ôn đến 1-2h sáng. Anh học mỗi môn trong ba ngày, hết một vòng sẽ đảo lại để đảm bảo không "nhớ trước quên sau".

Trong ngày hội tuyển dụng, được trường tổ chức khi Thắng bước vào năm ba đại học, anh tình cờ biết đến một công ty công nghệ và quan tâm tới vị trí lập trình viên. Được nhận vào với tư cách thực tập sinh, Thắng tận dụng cơ hội để học hỏi. Tuy nhiên, một lần nữa anh hoang mang khi cảm thấy kiến thức ở trường và yêu cầu công việc đang không khớp với nhau. "Lúc đấy mình lo lắm, không biết mình có chọn đúng hay không. Mình không còn cơ hội làm lại như lần trước nữa", anh nói.

Thắng phân vân giữa việc tập trung vào việc học hay là duy trì vừa học vừa làm. Sau một thời gian suy nghĩ và nghe nhiều lời khuyên, anh thấy nền tảng kiến thức vẫn quan trọng, cần được củng cố. Quan điểm này của Thắng được cấp trên tại công ty ủng hộ, tạo điều kiện để anh có thời gian học và ôn thi. Đến đầu năm 2021, khi chưa tốt nghiệp đại học nhưng các học phần cơ bản đã hoàn tất, anh được ký hợp đồng chính thức.

Không lâu sau khi có việc làm, Thắng được thông báo mình là thủ khoa đầu ra khóa 2016-2021 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với điểm số 3,78/4. "Sáu năm trước, nếu ai đó bảo mình sẽ trở thành thủ khoa kép đại học, chắc chắn mình sẽ cho là điều không tưởng", Thắng nói.

Cô Nguyễn Thu Hương, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, đã quá quen với cậu sinh viên Đình Thắng trong mỗi kỳ xét học bổng của trường. Cô Hương cho biết, ngoài học tập, Thắng còn tham gia hiến máu, gây quỹ cho chương trình "Mùa hè xanh" và các hoạt động khác. Cô đánh giá, Công nghệ Thông tin là khoa có chương trình đào tạo rất khắt khe. Dù mỗi năm tuyển 600-700 sinh viên, không nhiều bạn có thể tốt nghiệp với mức điểm giỏi 3,2/4. "Thành tích học tập của Thắng cao vượt trội so với mặt bằng chung, điều đó cho thấy ngoài năng lực, sinh viên này rất chăm chỉ và nghiêm túc với việc học", cô Hương nói.

Đình Thắng trong Lễ vinh danh thủ khoa xuất sắc của các đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, được tổ chức vào cuối tháng 11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đình Thắng trong Lễ vinh danh thủ khoa xuất sắc của các đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, được tổ chức vào cuối tháng 11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hiện, chàng trai Nghệ An là lập trình viên của một tập đoàn viễn thông lớn, phụ trách vận hành một trong những dụng tài chính phổ biến nhất tại Việt Nam. Trước mắt, anh muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc, sau đó có thể cân nhắc về kế hoạch học thạc sĩ.

Mỗi khi được hỏi về lý do xuất phát muộn hơn bạn bè bằng tuổi, Thắng không còn ngại chia sẻ về hành trình học hai trường đại học trong gần 8 năm. "Tốt hay xấu thì cũng là những điều mình đã trải qua. Mình đã đi một con đường rất dài, mà mỗi bài học ở đó đều góp phần tạo nên mình của hôm nay", Thắng nói.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?