Danh sách bài viết

NASA tắt kính viễn vọng sau 16 năm làm nhiệm vụ

Cập nhật: 06/04/2021

Spitzer ban đầu được thiết kế tồn tại và hoạt động trong vũ trụ chỉ từ 2,5-5 năm. Kính viễn vọng này ngày càng khó vận hành khi nó trôi càng trôi xa Trái Đất. Hiện tại, Spitzer đã cách Trái Đất 165 triệu dặm (265 triệu km) và vẫn quay quanh Mặt Trời. Nó sẽ tiếp tục tiến xa hơn Trái Đất và không gây ra bất kỳ mối nguy hại nào cho các tàu vũ trụ và vệ tinh khác.

"Chúng ta không thể nào vận hành mãi mãi tất cả các kính viễn vọng hiện có", Paul Hertz - Giám đốc vật lý thiên văn của NASA cho biết.

Hình ảnh do NASA cung cấp cho thấy một chùm hàng ngàn ngôi sao trẻ đang hoạt động gần chòm sao Lạp Hộ (Orion). Ảnh: NASA/JPL-Caltech /T.Megeath

Hình ảnh do NASA cung cấp cho thấy một chùm hàng ngàn ngôi sao trẻ đang hoạt động gần chòm sao Lạp Hộ (Orion). Ảnh: NASA/JPL-Caltech /T.Megeath

NASA dự định kết thúc nhiệm vụ của Spitzer từ vài năm trước. Tuy nhiên, kế hoạch này bị trì hoãn do phải đợi một đài quan sát hồng ngoại tân tiến hơn được đưa vào hoạt động là James Webb. NASA đã phải chi trả khoảng 12 triệu USD mỗi năm để duy trì hoạt động của Spitzer.

Trong nhiều năm, Spitzer giúp các nhà khoa học và giới nghiên cứu nhìn xuyên qua những đám mây bụi tại các ngôi sao và thiên hà, phát hiện ra vành đai khổng lồ và gần như vô hình xung quanh sao Thổ, khám phá bảy hành tinh có kích thước gần giống Trái Đất.

Kính viễn vọng không gian Spitzer dùng mắt hồng ngoại và cảm biến nhiệt làm nhiệm vụ quan sát vũ trụ. Ảnh: NASA 

Kính viễn vọng không gian Spitzer dùng mắt hồng ngoại và cảm biến nhiệt làm nhiệm vụ quan sát vũ trụ. Ảnh: NASA 

Trong suốt thời gian hoạt động, Spitzer đã quan sát 800.000 mục tiêu trong vũ trụ và tạo ra hơn 36 triệu hình ảnh thô - một phần trong nhiệm vụ không gian trị giá 1,4 tỷ USD. NASA cho biết, ước tính có khoảng 4.000 nhà khoa học trên toàn thế giới đã tham gia vào các quan sát của Spitzer và công bố gần 9.000 nghiên cứu.

Suzanne Dodd, Giám sát mạng không gian tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực ở Pasadena, California trực thuộc NASA chia sẻ, Spitzer ra mắt năm 2003, là kính viễn vọng cuối cùng trong bốn đài quan sát của NASA có các thiết bị hồng ngoại và cảm biến nhiệt phát ra từ các thiên thể.

An Phạm (Theo phys)


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.