Danh sách bài viết

NASA tuyển chọn phi hành gia cho sứ mệnh Artemis II

Cập nhật: 07/04/2023

Sắp tới, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ công bố danh sách 4 phi hành gia tham gia sứ mệnh Artemis II, nằm trong chương trình Artemis lớn hơn nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm.

Dự kiến được phóng vào năm 2024, Artemis II sẽ là chuyến bay có người đầu tiên bay quanh Mặt trăng của chương trình Artemis, mở đường cho sứ mệnh Artemis III cho phép các nhà du hành đi bộ trên hành tinh này vào năm 2025. Ngoài việc công bố quốc tịch của các phi hành gia tham gia Artemis II, 3 người Mỹ và 1 người Canada, NASA gần như không công khai danh tính phi hành đoàn cũng như quy trình tuyển chọn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn nhiều quan chức đương thời và về hưu của NASA, Kênh CNN đã vén màn cách tuyển chọn của tổ chức này.

8 ứng viên hàng đầu cho sứ mệnh Artemis II.
8 ứng viên hàng đầu cho sứ mệnh Artemis II. (Ảnh: CNN).

Xác định “đội ngũ phù hợp” cho một sứ mệnh không gian luôn là quy trình bí ẩn có từ thập niên 1950, thời điểm NASA chuẩn bị cho chương trình Mercury đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Mỹ. Mặc dù các tiêu chí lựa chọn có thể đã thay đổi, nhưng quy trình vẫn còn rất bí mật. CNN cho biết quyết định chọn ai bay lên Mặt trăng sẽ được đưa ra bởi 3 nhân vật chủ chốt tại Trung tâm Không gian Johnson (JSC) của NASA. Nhân vật đầu tiên trong quy trình trên là Giám đốc Văn phòng Phi hành gia. Vị này sẽ trình những đề cử ban đầu cho người đứng đầu Ban Giám đốc điều hành bay và sau đó lên tới Giám đốc JSC. Giám đốc JSC sẽ có trách nhiệm phê duyệt 4 sự lựa chọn cuối cùng.

Nhóm ứng viên phong phú hơn

Ngay từ đầu, NASA đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có chương trình không gian mang tên Artemis, đặt theo tên chị em sinh đôi của nữ thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp, với một phi hành đoàn đa dạng về giới tính, chủng tộc và ngành nghề.

NASA hiện có nhóm ứng viên phi hành gia phong phú hơn rất nhiều so với chương trình Mercury (cả 7 nhà du hành khi đó đều là nam giới, da trắng và phi công quân sự). Hơn 1/3 trong số 41 phi hành gia của thế hệ Artemis là phụ nữ và 12 người da màu. Các phi hành gia của thế hệ Artemis cũng đa dạng về ngành nghề, với chỉ 16 phi công trong khi phần còn lại là những chuyên gia về sinh học, địa lý, hải dương học, kỹ thuật và y học.

Do Giám đốc Văn phòng Phi hành gia không đủ tư cách để bay vào vũ trụ, nên hồi tháng 11-2022, ông Reid Wiseman đã từ chức vai trò này để có cơ hội bay quanh Mặt trăng 10 ngày rồi trở về. Nếu ông Wiseman, một người da trắng, được chọn thì các suất còn lại trong phi hành đoàn của Artemis II phải có ít nhất một “bóng hồng” và ít nhất một người da màu.

Ngoài ông Wiseman, còn có nhiều ứng viên nổi bật khác gồm Victor Glover, Randy Bresnik, Christina Koch, Jessica Meir, Anne McClain, Stephanie Wilson. Trong đó, Bresnik được coi là ứng viên hàng đầu bởi kể từ năm 2018, phi hành gia 55 tuổi này đã giám sát chương trình phát triển của văn phòng phi hành gia và thử nghiệm tất cả tên lửa, tàu vũ trụ mà sẽ được sử dụng cho các sứ mệnh Artemis.

Chương trình Apollo được Mỹ thực hiện trong thập niên 1960, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái đất một cách an toàn trước năm 1970. Mục đích đó đã đạt được bởi phi vụ Apollo 11 trong tháng 7-1969. Apollo 11 là chuyến bay không gian đã hạ cánh cùng người đầu tiên đáp xuống Mặt trăng, hai phi hành gia Mỹ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin. Phi hành gia Mỹ Gene Cernan là người cuối cùng đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1972.

    Nguồn: /

    Triều Tiên bất ngờ khoe ô tô điện "tự làm", chạy được 720km/sạc

    Các ngành công nghệ

    Triều Tiên đang khiến thế giới bất ngờ khi khoe mẫu ô tô điện tự sản xuất mang thương hiệu Madusan, có tầm hoạt động lên tới 720km.

    Cách kích hoạt NFC để quét CCCD gắn chip

    Các ngành công nghệ

    Công nghệ NFC đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong việc xác thực danh tính bằng CCCD gắn chip.

    Xe điện tốc độ thấp: Xu hướng di chuyển mới tại châu Âu!

    Các ngành công nghệ

    Xe điện tốc độ thấp (LEV) đang thu hút sự chú ý và ngày càng phổ biến ở các thành phố châu Âu.

    Bạn đã biết cách hỏi Google xem con sư tử kêu như thế nào chưa?

    Các ngành công nghệ

    Google đã âm thầm bổ sung tiếng kêu của một số loài động vật phổ biến vào tính năng của bộ máy tìm kiếm Google Search. Đây là cách kích hoạt tính năng tìm kiếm đó.

    Trung Quốc tạo ra cảm biến gắn vào não nhỏ bằng hạt vừng

    Các ngành công nghệ

    Cảm biến gel siêu nhỏ, có khả năng phân hủy sinh học, được tiêm vào não bệnh nhân để theo dõi áp lực nội sọ và lưu lượng máu.

    Tìm ra công nghệ pin vĩnh cửu không gây ô nhiễm

    Các ngành công nghệ

    Các hệ thống năng lượng dựa trên loại pin mới này có thể cải thiện việc lưu trữ năng lượng lâu dài dựa trên cơ chế đặc biệt.

    Công cụ AI giúp con người hiểu được tiếng chó sủa

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học đã phát triển một công cụ AI có thể dịch tiếng chó sủa (gâu gâu, rên rỉ hoặc gầm gừ) sang tiếng Anh.

    Loại vải dệt có thể hòa tan trong nước nóng

    Các ngành công nghệ

    Khi không muốn dùng loại vải dệt này nữa, bạn có thể hòa tan chúng và tái chế gelatin thành nhiều sợi vải.

    Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển những cỗ máy giống người “có cảm xúc”

    Các ngành công nghệ

    Ex-Robots, một công ty chế tạo robot ở Trung Quốc đang cố gắng tạo ra những robot giống như thật mà họ hy vọng sẽ sớm được sử dụng trong ngành y tế và giáo dục.

    Ứng cử viên AI đầu tiên trên thế giới tham gia cuộc tổng tuyển cử tại Anh

    Các ngành công nghệ

    Cuộc tổng tuyển cử năm nay đặc biệt hơn, khi người dân ở khu vực Brighton có thêm một lựa chọn, lần đầu tiên bỏ phiếu cho một ứng cử viên “ảo” - AI Steve.