Danh sách bài viết

Nên sớm thí điểm miễn học phí THCS: Quá chậm so với thế giới

Cập nhật: 30/05/2016

Giáo dục bắt buộc ít nhất 9 năm đã là xu hướng từ rất lâu trên thế giới, kể cả ở những nước được xem là nghèo hơn VN.

Hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS), bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS.
Giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Một số nước như Anh, Hà Lan, Ba Lan, Mỹ… áp dụng giáo dục bắt buộc 12 năm. Các nước Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia..., hay Triều Tiên đều thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên. Cách đây 70 năm (năm 1947) Nhật Bản đã áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm. 30 năm trước, chỉ 8 năm sau đổi mới, Trung Quốc ban hành luật này. Còn VN sau 30 năm đổi mới vẫn chưa ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm là quá chậm so với thế giới.
VN cần triển khai luật này. Nhưng khó khăn lớn nhất khi thực hiện có thể là tài chính. Do đó, theo chúng tôi giải pháp tối ưu là cho một số tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tiến hành thí điểm triển khai trước. Các tỉnh này thành lập các quỹ hỗ trợ giáo dục/học phí từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân có thu nhập cao, đồng thời thực hiện miễn học phí đối với cấp THCS. Quỹ hỗ trợ giáo dục/học phí này sẽ bù đắp phần thiếu hụt tài chính do không thu học phí đối với giáo dục đặc biệt 9 năm.
Sau đó, tiếp tục mở rộng thí điểm và đến lúc hội đủ điều kiện thì Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết và tiến tới ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm.
Giáo dục bắt buộc có thể chia ra 3 nhóm đối tượng như cách làm của Trung Quốc. Nhóm thứ nhất (chiếm khoảng 25% dân số) gồm thành phố và các vùng phát triển kinh tế ở các tỉnh ven biển và một số ít các vùng phát triển trong nội địa, đã được phổ cập THCS và hướng đến mục tiêu phổ cập THPT. Nhóm thứ hai (khoảng 50%) gồm các thị trấn, thị xã và vùng phát triển ở mức trung bình và các vùng còn tụt hậu về kinh tế, hướng đến đạt phổ cập THCS. Nhóm thứ ba (khoảng 25%) gồm các vùng nông thôn chậm phát triển kinh tế. Đồng thời chính phủ khuyến khích phương thức giáo dục từ xa hiện đại cho các trường tiểu học và trung học ở nông thôn. Bên cạnh đó, cần có nhiều chính sách, cơ chế đảm bảo nguồn quỹ cho giáo dục bắt buộc ở nông thôn, như kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân đóng góp cho quỹ.
Với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, những việc Bộ GD-ĐT cần phải làm gồm: Hoàn thành bộ chương trình và sách giáo khoa đúng mục tiêu: 9 năm phổ thông bắt buộc, 3 năm định hướng nghề nghiệp; thực hiện phân luồng mạnh đối với học sinh sau khi hoàn thành cấp học bắt buộc 9 năm: tổ chức thực nghiệm, thí điểm triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm.
Nghị quyết số 29/NQ-TƯ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” đã xác định triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020. Đây là một chủ trương đúng đắn vì sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi người.

Nhà giáo Nhân dân Lê Phước Long 
(Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị)

Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...