Danh sách bài viết

Nếu 'vỡ mộng' với ngành học đã chọn, phải làm sao?

Cập nhật: 10/03/2024

Trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 10.3 tại Trường THPT Trương Định (TX.Gò Công, Tiền Giang), một học sinh đã nêu vấn đề: “Em thấy nhiều anh chị chọn ngành xong học được 1, 2 năm thì bị “vỡ mộng” nên phải chọn lại ngành khác… Có phải do các trường ĐH không có hướng nghiệp chi tiết về các ngành học không, tụi em rất hoang mang”.

Nếu 'vỡ mộng' với ngành học đã chọn, phải làm sao?- Ảnh 1.

ĐÀO NGỌC THẠCH

Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó phòng phụ trách phòng Thông tin-Truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, khẳng định: “Trên website của các trường ĐH đều có thông tin về yêu cầu đầu vào và chuẩn đầu ra của một ngành học. Ngoài ra, còn có nội dung các môn học, số lượng tín chỉ phải học từng năm trong chương trình đào tạo”.

Thạc sĩ Tú khuyên trước khi chọn ngành, học sinh cũng nên tìm hiểu thông tin từ người làm trong nghề. Bên cạnh đó là chịu khó nghiên cứu các thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề mà mình muốn học, xem doanh nghiệp có yêu cầu chuyên môn kỹ năng gì, từ đó xem xét mình có thể theo đuổi ngành học, có đáp ứng được hay không.

“Khi các em hiểu ngành học, chọn ngành một cách nghiêm túc và trong quá trình học cố gắng khai thác thế mạnh của mình thì sẽ không bị tình trạng 'vỡ mộng'”, thạc sĩ Tú chia sẻ.

Thạc sĩ Trần Việt Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cũng cho hay trường có các kênh tư vấn, thí sinh cần quan tâm ngành nào đều có thể liên lạc để được các thầy cô là trưởng, phó khoa; trưởng bộ môn tư vấn. “Các em sẽ biết được nội dung chi tiết các môn học của năm 1, năm 2, năm 3 để hiểu thêm về ngành mình muốn học ”, thạc sĩ Dũng thông tin.

Không lo lắng năm một, năm 2 ”vỡ mộng”, Hoàng Nam (Trường THPT Gò Công) lại sợ học ngành yêu thích rồi nhưng khi đi làm tiếp xúc với môi trường công việc không còn thấy yêu thích nữa, thì phải làm sao để có được công việc ổn định?

Nếu 'vỡ mộng' với ngành học đã chọn, phải làm sao?- Ảnh 2.

ĐÀO NGỌC THẠCH

Giải đáp cho câu hỏi này, tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng nghề nghiệp của mỗi người đều có thể thay đổi và đó là chuyện hết sức bình thường.

“Trong thời điểm này, nếu em thấy yêu thích ngành nghề nào thì hãy cứ quyết định lựa chọn. Tại trường ĐH các em sẽ được học kiến thức nền tảng sau đó sẽ học các môn chuyên ngành. Khi đã yêu thích và lựa chọn thì các em hãy đi tới cùng, cố gắng thực hiện trọn vẹn mục tiêu. Có thể tốt nghiệp các em không thích nghề nghiệp đó nữa, nhưng với kiến thức đã được học ở ĐH, các em vẫn có một nền tảng nhất định để có thể làm những công việc mình yêu thích dù là trái ngành. Lúc này các em cũng có thể học thêm một văn bằng 2 ở ngành nghề mà các em thấy phù hợp hơn”, tiến sĩ Khả đưa ra lời khuyên.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...