Danh sách bài viết

Nghiên cứu mới: Vẹt nuôi cũng thích gọi video khi cô đơn

Cập nhật: 07/08/2023

Theo trang tin tức khoa học Phys.org, các chuyên gia tại các trường đại học ở Scotland và Mỹ cùng hợp tác nghiên cứu về tương tác giữa động vật và máy tính.

Họ đã dành hơn 1.000 giờ quan sát hành vi của 18 con vẹt nuôi qua video trong 3 tháng. Những con vẹt đã học cách gọi nhau với sự hỗ trợ của những người chăm sóc chúng.

Nhóm nhận thấy những con vẹt thực hiện nhiều cuộc gọi nhất sẽ nhận được nhiều cuộc gọi lại hơn. Và chúng cũng thân thiện với người chăm sóc nhiều hơn.

Hình ảnh con vẹt nuôi nhìn vào màn hình để "trò chuyện" với bạn
Hình ảnh con vẹt nuôi nhìn vào màn hình để "trò chuyện" với bạn - (Ảnh: PHYS. ORG).

Vẹt nuôi rung chuông gọi bạn

Trong tự nhiên, nhiều loài vẹt sống thành đàn lớn, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có xu hướng sống riêng lẻ hoặc theo nhóm nhỏ. Sự cô lập và buồn chán có thể khiến vẹt nuôi phát triển các vấn đề tâm lý, có thể biểu hiện như lắc lư, đi lại quá mức hoặc các hành vi tự làm hại bản thân như nhổ lông.

Tiến sĩ Ilyena Hirskyj-Douglas, từ Trường Khoa học máy tính của Đại học Glasgow (Scotland), một đồng tác giả nghiên cứu, nói: "Có 20 triệu con vẹt sống trong nhà của người dân ở Mỹ và chúng tôi muốn khám phá xem liệu những con chim đó cũng có thể hưởng lợi từ việc gọi video hay không? Nếu chúng tôi cho chúng cơ hội gọi những con vẹt khác, chúng có chọn làm như vậy không? Và những trải nghiệm này có lợi cho lũ vẹt và những người chăm sóc chúng không?".

Một nghiên cứu thí điểm ban đầu với 4 con vẹt nuôi đã trả về kết quả cho thấy ý tưởng có thể triển khai.

Sau đó, nhóm đã tuyển dụng các tình nguyện viên từ những người dùng của Parrot Kindergarten - một chương trình giáo dục và huấn luyện trực tuyến dành cho vẹt và chủ nhân của chúng - cho một dự án nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Vẹt học được nhiều điều sau khi "gọi" bạn

Những con vẹt trải qua 2 giai đoạn huấn luyện riêng biệt.

Đầu tiên, trong hơn 2 tuần và với sự giúp đỡ của những người chăm sóc, chúng học cách rung chuông và sau đó chạm vào ảnh của một con vẹt khác trên màn hình máy tính bảng để kích hoạt cuộc gọi đến con chim đó. Các cuộc gọi chỉ hoạt động khi người chăm sóc có thể hỗ trợ ở cả hai đầu.

Tiến sĩ Rébecca Kleinberger - trợ lý giáo sư tại Đại học Northeastern ở Boston (Mỹ) và Phòng thí nghiệm truyền thông Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đồng tác giả nghiên cứu - cho biết sau quá trình làm quen kéo dài 2 tuần, chúng có thể chọn gọi những con vẹt khác bằng cách rung chuông, sau đó bấm chọn vào ảnh con vẹt mà chúng muốn gọi.

Bước thứ hai là huấn luyện con vẹt lựa chọn bạn "tâm tình". Bước này cũng rất quan trọng để đảm bảo các cuộc gọi không phải là ngẫu nhiên, hoặc chỉ đơn giản dựa trên những con vẹt thích tiếng chuông.

Những con vẹt dường như hiểu rằng chúng thực sự tương tác với những con vẹt khác trên màn hình. Và chúng bắt chước nhau cách kiếm ăn. Một người chăm sóc đã báo cáo rằng con vẹt của họ đã biết bay sau khi gọi.

Nghiên cứu này sẽ được trình bày tại hội nghị do Hiệp hội Máy tính quốc tế (ACM) tổ chức ở Đức vào ngày 24/4.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.