Danh sách bài viết

Ngôi sao kỳ lạ khiến các nhà khoa học "mất ăn mất ngủ"

Cập nhật: 05/02/2017

Một ngôi sao kỳ lạ liên tục thay đổi độ sáng khiến các nhà khoa học phải đưa ra rất nhiều giả thuyết để giải thích về nó.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết được xem là gần với thực tế nhất từ trước đến nay.

Trong suốt hơn một năm nay, các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu trước chu kỳ sáng tối bất thường đến từ một ngôi sao gọi là KIC 8462852. Chu kỳ này rất kỳ lạ, chưa từng được thấy trước đây. Một nhà thiên văn thậm chí còn đưa ra khả năng rằng đó là một "công trình của người ngoài hành tinh" đang làm khuấy động không khí xung quanh.

Giờ đây, sau vài giả thuyết không thuyết phục được cộng đồng khoa học, một lời giải thích mới được đưa ra, liên quan tới giai đoạn cuối sự sống của một hành tinh.

Những nhà nghiên cứu của Đại học Columbia cho rằng, KIC 8462852 đã "nuốt chửng" một hành tinh, và chu kỳ nhấp nháy ánh sáng chúng ta thấy được là do tàn dư của hành tinh này hoặc do vệ tinh của hành tinh đôi khi che khuất ánh sáng phát đi.

Điều này có thể giải thích cho cả việc ánh sáng bị mờ liên tục và đột ngột, cũng như việc ánh sáng của ngôi sao giảm dần khi quan sát từ giữa năm 1890 đến 1989.

Thông thường, một ngôi sao nếu có hành tinh quay xung quanh thì độ sáng của nó sẽ giảm đi 1% theo chu kỳ, nhưng KIC 8462852 – có tên khác là "Ngôi sao của Tabby" – đã trải qua sự giảm sâu bất thường lên đến 22%.

Mô phỏng Ngôi sao Tabby.
Mô phỏng Ngôi sao Tabby.

Ngay lập tức, các nhà khoa học suy đoán rằng sự chênh lệch lớn này là do có một vật gì đó rất lớn xoáy xung quanh Sao Tabby.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia cho biết, nếu KIC 8462852 đang hấp thụ một hành tinh thì năng lượng phóng ra sẽ gây ra sự tăng sáng đột ngột. Vì vậy, chúng ta đang thấy chỉ có thể là KIC 8462852 đang trong trạng trở lại bình thường sau khi đã hấp thụ một hành tinh, với vài phần đất đá còn thừa lại.

Các nhà nghiên cứu ước tính, sự va chạm giữa ngôi sao và hành tinh có thể đã xảy ra vào khoảng 10.000 năm trước đây. Sự mờ nhạt cho thấy KIC 8462852 ngày nay có thể chỉ đang tiêu hóa bữa ăn của mình.

Để đưa ra giả thuyết, nhóm nghiên cứu thực hiện khớp lại những kết quả trước đây về KIC 8462852 cùng các giả thuyết vật lý bên ngoài không gian như Cơ chế Kozai, để tìm ra những biến thể quỹ đạo của các vệ tinh quay quanh các hành tinh.

Những nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ kiểu va chạm sao và hành tinh này có thể phổ biến hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây, nếu như tính toán của họ là chính xác.

"Với những gì chúng ta thấy ở Sao Tabby hiện nay, ước tính có khoảng 10 hành tinh như Sao Mộc va chạm với ngôi sao này, hoặc thậm chí có thể nhiều hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Brian Metzger cho biết.

Các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ ngôi sao này cùng với các giả thuyết khác, nếu như có thêm dữ liệu mới, vì việc dõi mắt đến một hành tinh cách xa cả nghìn năm ánh sáng không phải dễ dàng.

Một giả thuyết khác cũng khá thú vị: nhiều nhà khoa học khác cho rằng ánh sáng nhấp nháy từ KIC 8462852 có thể được gây ra bởi các mảnh vụn vũ trụ ở đâu đó trên đường từ ngôi sao đến Trái Đất.

Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu có nhiều giả thuyết khó hiểu hơn về câu chuyện đặc biệt này. Tuy nhiên, giả thuyết "nuốt sao" này chắn chắn phù hợp với những sự kiện chúng ta đã biết cho đến ngày hôm nay.

"Nghiên cứu này đặt ra một kịch bản hấp thụ một cách đáng tin cậy. Tôi nghĩ đây đang là giả thuyết tốt nhất để giải thích về ngôi sao", nhà vật lý thiên văn Jason Wright của Đại học bang Pennsylvania, người không tham gia vào nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo khampha

Nguồn: / 0

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.