Danh sách bài viết

Nhà khoa học cảnh báo về mối nguy đáng sợ từ virus "ngủ đông" 50.000 năm

Cập nhật: 09/02/2024

Hai tuần cắm trại trên bờ sông Kolyma đầy muỗi và bùn lầy ở Nga có thể không phải là chuyến đi công tác hấp dẫn nhất. Nhưng nhà virus học Jean-Michel Claverie sẵn sàng chấp nhận những khó khăn này để có thể khám phá sự thật về “virus xác sống” - một trong những nguy cơ tiềm tàng biến đổi khí hậu gây ra cho sức khỏe cộng đồng.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết những khám phá của ông Jean-Michel Claverie làm sáng tỏ thực tế nghiệt ngã về sự nóng lên toàn cầu khi nó làm tan băng tầng đất vốn bị đóng băng trong nhiều thiên niên kỷ. Tầng đất đóng băng vĩnh cửu từng là nơi sinh sống của động vật, cung cấp những điều kiện hoàn hảo để bảo tồn chất hữu cơ: tự nhiên, tối, không có oxy và rất ít hoạt động hóa học. Ở Siberia, nó có thể sâu tới 1km - nơi duy nhất trên thế giới có tầng đất đóng băng vĩnh cửu sâu đến vậy.

Ông Jean-Michel Claverie đã dành nhiều năm nghiên cứu các virus "xác sống"
Ông Jean-Michel Claverie đã dành nhiều năm nghiên cứu các virus "xác sống" ẩn mình trong tầng băng vĩnh cửu. (Ảnh: Bloomberg)

Claverie (73 tuổi) đã dành hơn một thập niên để nghiên cứu các loại virus “khổng lồ”, bao gồm cả những loại virus gần 50.000 năm tuổi được tìm thấy sâu trong các tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia.

Trái đất đã ấm hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và các nhà khoa học dự đoán Bắc Cực có thể không còn băng vào mùa Hè những năm 2030. Xuất hiện lo ngại rằng khí hậu nóng hơn sẽ giải phóng khí nhà kính như methane vào khí quyển do hiện tượng tan băng vĩnh cửu trong khu vực đã được ghi nhận rõ ràng. Tuy nhiên, mầm bệnh “ngủ đông” lại là mối nguy hiểm ít được chu ý hơn.

Năm 2022, nhóm của ông Claverie đã công bố nghiên cứu cho thấy họ đã trích xuất được nhiều loại virus cổ xưa từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia, tất cả chúng đều có khả năng lây nhiễm.

Trong cuộc phỏng vấn tại phòng thí nghiệm của ông ở Đại học Aix-Marseille (Pháp), Claverie nói: “Với biến đổi khí hậu, chúng ta đã quen mối nguy hiểm đến từ phía Nam (các căn bệnh từ khu vực nhiệt đới ấm áp). Bây giờ, chúng tôi nhận ra rằng có thể có nguy hiểm đến từ phía Bắc khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan ra và giải phóng vi khuẩn, virus”.

Ông Jean-Michel Claverie trong phòng thí nghiệm ở Đại học Aix-Marseille (Pháp).
Ông Jean-Michel Claverie trong phòng thí nghiệm ở Đại học Aix-Marseille (Pháp). (Ảnh: Bloomberg)

Một đợt nắng nóng ở Siberia vào mùa Hè năm 2016 đã kích hoạt bào tử bệnh than, dẫn đến hàng chục ca nhiễm, khiến một em nhỏ tử vong và hàng nghìn con tuần lộc chết.

Vào tháng 7 năm nay, một nhóm các nhà khoa học đã công bố phát hiện cho thấy ngay cả các sinh vật đa bào cũng có thể sống sót trong điều kiện đóng băng vĩnh cửu ở trạng thái trao đổi chất không hoạt động. Nhóm nhà khoa học này đã hồi sinh thành công một con  từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia chỉ bằng cách bù nước cho nó. Ông Teymuras Kurzchalia tại Viện Di truyền và Sinh học Tế bào Phân tử Max Planck (Đức), người tham gia nghiên cứu, cho biết: “Điều cơ bản là chúng ta có thể ngăn chặn sự sống và sau đó tái sinh nó”.

Trong nhiều năm, các cơ quan y tế toàn cầu và nhiều chính phủ đã theo dõi bệnh truyền nhiễm chưa được biết đến mà con người không có khả năng miễn dịch cũng như không có phương pháp điều trị bằng thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2017 đã bổ sung “Bệnh X” vào danh sách rút gọn các mầm bệnh được coi là ưu tiên hàng đầu để nghiên cứu và xây dựng lộ trình ngăn chặn dịch bệnh. Kể từ khi khiến thế giới đóng cửa trong nhiều tháng, những nỗ lực này càng được tăng cường.

Người phát ngôn của WHO Margaret Harris, cho biết: “WHO làm việc với hơn 300 nhà khoa học để xem xét bằng chứng về tất cả các dòng virus và vi khuẩn có thể gây ra dịch bệnh và đại dịch, bao gồm cả những bệnh có thể hình thành khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan”.

Mặc dù phần lớn không có mối liên hệ với nhau, nhưng nghiên cứu của riêng ông Claverie cũng có phạm vi tương tự.  Vào năm 2014, Claverie lần đầu tiên chứng minh các virus “sống” có thể được chiết xuất từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia và hồi sinh thành công. Vì lý do an toàn, nghiên cứu của ông chỉ tập trung vào các loại virus không mang rủi ro lây nhiễm vô ý cho con người.

Vào năm 2019, nhóm của ông đã tiến hành phân lập 13 loại virus mới, trong đó có một loại virus bị đóng băng dưới hồ hơn 48.500 năm trước, từ bảy mẫu đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia. Công bố những phát hiện này trong một nghiên cứu năm 2022, ông Claverie nhấn mạnh rằng việc nhiễm virus từ một mầm bệnh cổ xưa, chưa được biết đến ở người, động vật hoặc thực vật có thể gây ra những tác động “thảm họa”.

Ông Claverie nói: “50.000 năm quay ngược thời gian đưa chúng ta đến thời điểm người Neanderthal biến mất. Nếu chết vì một căn bệnh do virus chưa xác định và loại virus này tái xuất, nó có thể là mối nguy hiểm cho chúng ta”.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.