Danh sách bài viết

Nhà khoa học đề xuất khai thác kim cương ở Tây Nguyên

Cập nhật: 13/03/2021

Trở về, GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện Đá quý, vàng và trang sức Việt đã gửi đề xuất này lên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng hội Địa chất, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhưng đến nay, ông chưa nhận được hồi âm.

GS.TSKH Phan Trường Thị. Ảnh NVCC

GS.TSKH Phan Trường Thị. Ảnh: NVCC

GS Phan Trường Thị có hơn 60 năm nghiên cứu về địa chất, khoáng sản. Ông cho biết, dựa trên Bản đồ địa chất, Việt Nam có hai mảng kiến tạo biệt lập gồm địa khối Indosini (gồm móng kết tinh và lớp phủ trầm tích nằm ngang Mesozoi -J-K) và trầm tích biển rìa lục địa. Lớp phủ trầm tích J-K trải rộng trên lãnh thổ các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đắc Nông, Biên Hòa và còn gặp ở Lào, Campuchia và Thái Lan. Mảng trầm tích kiểu "biển rìa lục địa" chiếm trọn vẹn lãnh thổ miền Bắc của Việt Nam, từ Huế cho đến Vịnh Hạ Long, vùng núi Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. "Từ mô hình kiến tạo này, có đầy đủ cơ sở khoa học để phát hiện những mỏ kim cương quy mô lớn trên lãnh thổ Việt Nam", GS Thị nói.

Ngoài ra, dựa trên bản đồ từ tính tỉ lệ 1/1.000.000 của Việt Nam được thực hiện từ năm 1990 cũng cho thấy những điểm dị thường. Theo GS Thị "Đá có chứa càng nhiều kim cương thì từ tính càng cao". Khi nhìn vào bản đồ từ tính, những vòng tròn màu đỏ là các điểm có từ tính cao, khả năng có trữ lượng kim cương lớn. Thực tế, mỏ sắt có trữ lượng 5 tỉ tấn ở Thạch Khê (Hà Tĩnh) được phát hiện nhờ phương pháp bay đo hàng không để dò các điểm từ tính cao. Ở các quốc gia có sản lượng khai thác kim cương lớn, phương pháp bay đo hàng không cũng được áp dụng.

Dựa trên bản đồ từ tính, ông Thị đề xuất sử dụng phương pháp trọng sa (đãi cát) để tìm kim cương dựa trên nguyên lý theo thời gian, các loại đá trên bề mặt Trái Đất sẽ bị mòn dần, dẫn đến tan rã. Những thành phần cứng như kim cương sẽ còn sót lại, chúng rơi dọc các dòng suối, con sông lớn. Vùng dễ tìm thấy kim cương nhất là những dải cát ở các triền suối. "Người ta sử dụng phương pháp đãi cát để tìm ra những viên đá quý này. Phương pháp này không cần đầu tư lớn. Trước hết phải tiến hành ở cấp độ bản đồ tỉ lệ 1/50.000 với mạng lưới 50x50 m, khoảng cách lấy mẫu 50 m theo từng tuyến để tìm ra vị trí có nhiều kim cương nhất", GS Thị nói. Trên thế giới, trữ lượng kim cương được tìm thấy và khai thác hiện cũng tập trung ở các vùng có các khối nền cổ Nam Phi, Bắc Mỹ, Siberi (Nga), Botswana (Nam Phi, châu Úc... Người ta sử dụng bản đồ từ tính để khoanh vùng điểm có trữ lượng kim cương lớn. Từ những điểm dị thường trong bản đồ từ tính, có thể tiếp cận được các mỏ kim cương với trữ lượng nhiều ít khác nhau.

Nhà khoa học này cũng đề xuất, dùng máy đo từ tính cũng có thể phát hiện ra các ống nổ kim cương (được hình thành do khối đá chứa kim cương trong lòng đất phát nổ). Theo thời gian, khối đá này dịch chuyển dần về bề mặt của Trái Đất. Đến một độ sâu nào đó, khi áp suất hạ, khối đá này sẽ nổ, tạo ra một cái hố hình chiếc phễu. Ống nổ này thường có đường kính 1,5 đến 3 km, sâu 2 km, bên dưới chứa nhiều kim cương, đá quý. "Khi sử dụng máy đo từ tính, người ta sẽ phát hiện ra các vòng tròn xung quanh trữ lượng đá này, từ đó phát hiện ra phễu", ông nói.

Viên kim cương GS Phan Trường Thị nhặt được ở Đăk Lăk năm 2019. Ảnh: NVCC

Viên kim cương GS Phan Trường Thị nhặt được ở Đăk Lăk năm 2019. Ảnh: NVCC

Mỏ kim cương - câu hỏi còn bỏ ngỏ

Về tiềm năng khoáng sản kim cương, PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học - Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Để xác định trữ lượng kim cương, phải đi tìm nguồn gốc của nó. "Tức là tìm tiền đề, dấu hiệu của kim cương, mà những yếu tố này hiện ở Việt Nam chưa ai tìm ra", ông Văn nói với VnExpress và cho biết, kim cương liên quan đến thể đá Kimberlite, là những thể đá nguồn gốc macma từ rất sâu, hàng trăm km dưới lòng đất phun lên mang theo kim cương. "Ở Việt Nam, chưa phát hiện ra dấu vết rõ ràng của các thể đá này".

Theo ông Văn, khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Viện Khoa học - Địa chất và Khoáng sản có thực hiện đề tài nghiên cứu về khả năng tìm thấy kim cương ở Việt Nam nhưng kết quả không khả quan. Từ đó có thể nhận định Việt Nam khó có thể có kim cương, dù vẫn còn những ý kiến có thể có. "Nhưng theo tôi, nếu có thì triển vọng cũng thấp", PGS.TS Trần Tân Văn nói và cho rằng ngay cả việc sử dụng bản đồ từ tính để xác định trữ lượng kim cương cũng chưa đủ. Lý do, bản đồ từ tính dùng để phát hiện ra các thể đá có chứa nhiều sắt, ví dụ như đá Kimberlite có nhiều sắt, có từ tính. Nhưng nhiều thứ khác cũng có từ tính cao như các mỏ sắt... máy đo từ tính không phân biệt được.

"Việc phát hiện ra kim cương theo đề xuất của GS.TSKH Phan Trường Thị là đúng về lý thuyết chung, ít mang tính thực tiễn. Hiện năm nào Viện cũng phải thực hiện điều tra đo vẽ bản đồ địa chất cơ bản, trong quá trình đó mà phát hiện ra các dấu hiệu có kim cương thì mới làm tiếp, nếu không thì rất khó", ông Văn nói.

Ông Nguyễn Đắc Đồng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Địa chất cho biết, Tổng hội có nhận được đề xuất GS Thị gửi nhưng Hội không có chức năng phản hồi. "Trong Đề án cũng không có yêu cầu Tổng hội phải hỗ trợ gì, mà chỉ đơn giản là một đề xuất", ông Đồng nói.

Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất cũng thừa nhận Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã từng thực hiện dự án điều tra kim cương ở Tây Nguyên, nhưng cho đến nay, chưa tìm thấy gì, dù các dấu hiệu và tiền đề để nghiên cứu là có.

Tô Hội


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.