Danh sách bài viết

Nhà khoa học Việt lựa chọn cây trồng trên Mặt trăng

Cập nhật: 22/06/2023

Phó giáo sư Tiên Huỳnh, khoa Khoa học, Đại học RMIT đóng vai trò chủ chốt trong tư vấn lựa chọn cây trồng và phân tích các thông số tăng trưởng của cây thuộc Dự án thử nghiệm trồng trọt trên Mặt trăng.

Một trong những loại cây được các nhà nghiên cứu cân nhắc cho chuyến bay đến Mặt trăng là cải dầu, có tên khoa học Brassica napus. Đây là loại cây có hoa màu vàng được trồng để sản xuất thực phẩm và sử dụng trong công nghiệp. Kết quả sơ bộ cho thấy cải dầu có thể là ứng cử viên sáng giá để sống sót trên hành trình đến Mặt trăng hoặc Sao Hỏa nhờ khả năng chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt và tốc độ nảy mầm nhanh.

Phó giáo sư Tiên Huỳnh
Phó giáo sư Tiên Huỳnh dẫn đầu nhóm nghiên cứu lựa chọn giống cây trồng đưa lên Mặt trăng. (Ảnh: RMIT)

Chia sẻ với PV, bà cho hay, một số loại cây phát triển khác đi trong điều kiện trọng lực thay đổi, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách thức và lý do tại sao. Mặt trăng có môi trường khắc nghiệt với bầu khí quyển mỏng, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng và chất lượng đất tương đối kém. Đồng nghĩa, bất cứ cây gì muốn trồng được trên bề mặt đó đều phải rất cứng cáp.

Hiện nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hơn 11 loài thực vật, gồm một số cây bản địa, cây phục sinh và cây trồng từ nhiều khu vực trên thế giới - những loài được xác định trong các tài liệu nghiên cứu là cây nảy mầm nhanh. "Cải dầu được lựa chọn vì nó đáp ứng các yêu cầu với tỷ lệ nảy mầm >95% trong vòng 12 giờ sau chu kỳ đông lạnh - làm nóng", bà cho hay.

Phó giáo sư Tiên Huỳnh có kinh nghiệm chuyên môn về bảo tồn ngoại vi các loại thực vật và nấm, nhằm lưu trữ và bảo vệ khỏi các điều kiện khắc nghiệt. Bên cạnh lựa chọn cây trồng, bà tham gia phân tích tốc độ tăng trưởng và khả năng sống sót của các loại thực vật và kết nối cộng đồng trong thực hiện thí nghiệm cùng trẻ em, khuyến khích thế hệ trẻ tiếp cận khoa học.

"Chúng tôi đang thử nghiệm các loại chất nền để cây tăng trưởng và đóng gói vận chuyển, bảo vệ hạt giống một cách ổn định. Sau đó phối hợp đội ngũ kỹ sư để tối ưu hóa các cảm biến đo đạc sự phát triển của cây", bà nói.

Tiến sĩ Graham Dorrington, Khoa Kỹ thuật, Đại học RMIT, đồng sáng lập Lunaria One và trưởng nhóm kỹ thuật của dự án, cho biết hạt giống và cây sẽ được vận chuyển trong một buồng chứa được thiết kế đặc biệt và hàn kín, có trang bị cảm biến, nước và máy ảnh. Buồng kín này dự kiến đưa lên một tàu đổ bộ Mặt trăng vào năm 2026.

"Thách thức lớn với chúng tôi là thiết kế buồng chứa sao cho duy trì được các điều kiện phù hợp để hạt có thể nảy mầm trên bề mặt Mặt trăng, nơi nhiệt độ bề mặt bên ngoài dao động từ mức cao 80°C đến mức thấp -180°C", ông cho hay. Theo tiến sĩ Dorrington, buồng chứa cần nhẹ (không nặng quá 1,5 kg), có thể hoạt động với mức năng lượng tối thiểu, đồng thời truyền được dữ liệu về Trái đất thông qua tàu đổ bộ với tốc độ dữ liệu dưới 40 kilobit/giây.

Hình minh họa thiết kế buồng chứa ALEPH-1 với góc nhìn bên trong.
Hình minh họa thiết kế buồng chứa ALEPH-1 với góc nhìn bên trong. (Ảnh: Arthur Georgalas, Đại học RMIT, 2022).

Sau khi hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng, sự phát triển và sức khỏe tổng quát của cây sẽ được theo dõi, đồng thời dữ liệu và hình ảnh sẽ được gửi về Trái đất.

Việc nghiên cứu cây con có thể phát triển trên bề mặt Mặt trăng hay không luôn thu hút sự quan tâm của các nhà sinh học. Giáo sư Ian Burnett, Phó Giám đốc Đại học RMIT, cho biết nghiên cứu liên ngành này có thể mang lại những kiến thức quý giá để hỗ trợ việc trồng trọt ở những vùng khí hậu khắc nghiệt trên Trái đất.

Các nhà khoa học nghiệp dư và học sinh từ khắp nơi trên thế giới sẽ được mời sử dụng dữ liệu từ dự án để tiến hành thí nghiệm của riêng họ về những giống cây trồng có khả năng phát triển tốt nhất trên Mặt trăng.

Dự án thử nghiệm trồng trọt trên Mặt trăng của Australia (Australian Lunar Experiment Promoting Horticulture - ALEPH) do công ty khởi nghiệp Lunaria One dẫn dắt, phối hợp Đại học RMIT, Đại học Công nghệ Queensland và Đại học Quốc gia Australia, thực hiện. Dự án được triển khai từ tháng 9/2021, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2026. Cơ quan Vũ trụ Australia tài trợ 3,6 triệu AUD (gần 57 tỷ đồng) cho dự án.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.