Danh sách bài viết

Nhân nuôi rệp đậu, phối chế thức ăn nhân tạo nuôi sâu khoang - Ứng dụng trong nông nghiệp sạch

Cập nhật: 20/09/2020

Việc dùng thiên địch (côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi) để bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của các loại sâu bệnh gây hại không chỉ giúp bà con nông dân từng bước từ bỏ tập quán sử dụng thuốc trừ sâu mà còn hướng đến quy trình sản xuất nông sản an toàn chất lượng cao và bảo vệ môi trường, tạo bước tiến mới cho một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Trên thế giới, biện pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước, thậm chí ở Trung Quốc và Hà Lan còn có nhiều công ty sinh học sản xuất hàng loạt các loài thiên địch cung cấp cho nông dân thả trên đồng ruộng và nhà kính để phòng trừ nhiều loài sâu hại nguy hiểm.

TruongXuanLam anh1

Nhằm giảm thiểu thuốc trừ sâu hóa học trên cánh đồng, góp phần tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, các nhà khoa học Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhân nuôi rệp đậu Aphis craccivora  (Aphididae) và phối chế thức ăn nhân tạo nuôi sâu khoang Spodoptera litura (Noctuidae) để tạo nguồn thức ăn nhân nuôi một số loài côn trùng bắt mồi dùng trong đấu tranh sinh học sâu hại cây trồng”.

Trong khuôn khổ đề tài, các nhà khoa học tập trung hoàn thiện quy trình công nghệ nhân nuôi một số loài rệp (Homoptera) và sâu non (Lepidoptera) bằng thức ăn nhân tạo trong phòng thí nghiệm để tạo nguồn thức ăn nhân nuôi một số loài côn trùng bắt mồi (như nuôi bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Nhật Bản Propylea japonica, bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis, ruồi ăn rệp, bọ mắt vàng bằng rệp đậu, nuôi bọ xít cổ ngỗng bắt mồi đỏ Sycanus falleni, bọ xít bắt mồi cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus, Coranus fuscipennis và bọ đuôi kìm bắt mồi Euborellia annulata bằng sâu non và rệp đậu). Các kết quả thu được từ đề tài góp phần cung cấp các đối tượng trong nghiên cứu các chế phẩm dùng trong đấu tranh sinh học với sâu hại nguy hiểm (chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm diệt sâu vi sinh BT - Bacciluss Thuringiensis, nấm diệt côn trùng và một số loài virus có tính rất chuyên biệt tiêu diệt sâu hại).

TruongXuanLam anh2
Quy trình trồng cây đậu bằng kỹ thuật thủy canh

TruongXuanLam anh3

TruongXuanLam anh4
Quy trình nhân nuôi rệp đậu màu đen Aphis craccivora

Thức ăn nhân tạo nuôi sâu non được phối chế theo phương pháp “Điều kiển sinh học côn trùng” của Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ và trường đại học nông nghiệp Trung Quốc bằng các vật liệu như Acid ascorbic, acid sorbic, hydroxyl methyl benzoat, formol, yeast powder, hydrosol, streptomycine, peniciline, Agar agar, nước cất, đậu xanh nghiền, bột đậu...

Kỹ thuật phối chế được thực hiện theo 5 bước sau:

  • Bước 1: Đổ nước cất vào hỗn hợp gồm có Acid ascorbic, Acid sorbic, hydroxyl methyl benzoat, yeast powder và đun cho tan đều ta được hỗn hợp (E)
  • Bước 2: Đổ nước cất vào Agar agar đun cho tan đều ta được hỗn hợp (F)
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp B vào hỗn hợp F đun cho chín đều ta được hỗn hợp (G)
  • Bước 4: Hỗn hợp E + Formol, Hydrosol, Streptomycine, Peniciline + hỗn hợp G ta được sản phẩm thức ăn cuối cùng
  • Bước 5: Thức ăn được tạo ra ta đổ ra đĩa Petri đã được khử trùng, sau đó đem bảo quản thức ăn đó trong tủ nhiệt 40C.

TruongXuanLam anh5Quy trình phối chế thức ăn nhân tạo để nuôi sâu khoang

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nhân nuôi rệp đậu trên cây đậu đen được trồng bằng dung dịch thủy canh có thể chủ động sản xuất một số lượng rệp trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau 7-10 ngày có thể thu được 10.000 –15.000 rệp/khay nuôi. Kỹ thuật phối chế thức ăn nuôi sâu khoang trong phòng thí nghiệm cũng cho tỷ lệ sống ở F1 và F2 rất cao, chiếm hơn 90% và tỷ lệ hóa nhộng khoảng 90%. Một số loài côn trùng bắt mồi được nuôi với thức ăn được nhân nuôi đã đáp ứng được các tiêu chí về thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và đạt kết quả cao.

Như vậy, với các kết quả thu được đề tài đã góp phần xây dựng cơ sở cho việc sản xuất và cung cấp một nguồn thức ăn thường xuyên, chủ động, phong phú và an toàn, thay thế cho nguồn thức ăn bị động, không an toàn ở ngoài tự nhiên, phục vụ cho việc nhân nuôi các loài côn trùng bắt mồi với số lượng lớn, góp phần duy trì, lợi dụng và bổ sung số lượng của các loài côn trùng bắt mồi trong quản lý dịch hại cây trồng. Đồng thời đề tài cũng góp phần cung cấp các đối tượng phục vụ cho việc nghiên cứu sinh học, thực nghiệm sinh thái các chế phẩm diệt sâu phục vụ cho đấu tranh sinh học với sâu hại cây trồng.

Nguồn tin: PGS.TS. Trương Xuân Lam
Phòng Côn trùng học Thực nghiệm
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Xử lý tin: Bích Diệp

Nguồn: / 0

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.