Danh sách bài viết

Nhiều điểm mới trong quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh bậc Trung học

Cập nhật: 13/09/2020

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Học sinh Trường THPT Đại An, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT (Thông tư 26) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
Thông tư 26 thể hiện quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đảm bảo hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập và sự tiến bộ của học sinh.

Đây chính là bước đệm giúp giáo viên, cán bộ quản lý chuyển dần sang kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học; từ đó không bỡ ngỡ khi triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
*Tăng cường đánh giá bằng nhận xét
Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là tất cả các môn học đều có đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ đánh giá bằng nhận xét ở một số môn học như trước đây.

Việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực người học; hay nói cách khác là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.
Theo đó, học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó, kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát thực với năng lực của học trò, giúp các em hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống.

Đáng chú ý, Thông tư 26 không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung chung mà quy định cụ thể: đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập.
Ông Sái Công Hồng cho biết: Bộ đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của người học; trong đó, chú trọng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá bằng nhận xét giúp cho giáo viên một vài môn học dù phải dạy nhiều lớp vẫn thực hiện tốt hoạt động này.

Tới đây, Bộ sẽ tiếp tục tập huấn, hướng dẫn giáo viên đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá; bảo đảm thực hiện thành công hoạt động này cho Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Ở Thông tư 26, các hoạt động đánh giá được cụ thể hóa hơn so với Thông tư trước đây. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.
Kiểm tra, đánh giá định kì gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì. Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy, hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút); bài thực hành; dự án học tập.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính. Điều này nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng.

Tuy nhiên, theo ông Sái Công Hồng, hoạt động này chỉ nên thực hiện ở những trường bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do đó, việc áp dụng Thông tư này cần linh hoạt, không cứng nhắc khi sử dụng phương thức tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên máy tính.
Một điểm nhấn khác của Thông tư 26 là đề kiểm tra cho các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục.

Cách làm này sẽ đánh giá sát thực hơn việc học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh và tạo công bằng cho học sinh giữa các lớp, các trường, các vùng miền.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và sử dụng ma trận, đặc tả bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ cho các môn học; đảm bảo chuẩn đánh giá các bài kiểm tra này theo mức độ cần đạt của môn học, thống nhất trong toàn quốc.
*Giảm số đầu điểm kiểm tra đánh giá
Theo quy định tại Thông tư 26, điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì tính hệ số 2 và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì tính hệ số 3. Trong mỗi học kì, số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) được quy định cụ thể.
Theo đó, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: quy định 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: quy định 3 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: quy định 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Trong mỗi học kì, một môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ; không còn điểm 1 tiết.

Điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định.
So với quy định hiện hành, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh học sinh theo Thông tư 26 đã giảm, môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm.
Cùng với việc giảm đầu điểm, một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực nhằm khích lệ, động viên học sinh trong học tập và rèn luyện.

Ngoài danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như hiện hành, còn có thêm danh hiệu học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.

Điều kiện để được công nhận học sinh giỏi cũng mở rộng khi đưa môn Ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn Toán, Ngữ văn nhằm đẩy mạnh việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Ngoài ra, Thông tư 26 cũng quy định cụ thể hơn về đánh giá học sinh khuyết tật; bổ sung nội dung xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật. Theo đó, việc đánh giá kết quả giáo dục của đối tượng học sinh này được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020./.

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?