Danh sách bài viết

Những quy tắc tiếng Anh có thể phá vỡ trong giao tiếp

Cập nhật: 25/10/2023

Không kết thúc câu bằng giới từ

Giới từ dùng để mô tả, kết nối các từ đứng trước và sau nó. Do đó, quy tắc được đặt ra trong văn viết là không được để giới từ ở cuối câu. Tuy nhiên, trong giao tiếp tiếng Anh gần gũi, thân mật, quy tắc này thường bị bỏ qua.

Câu đúng: "With whom should I study English?" (Tôi nên học tiếng Anh với ai?)

Câu phá vỡ quy tắc: "Who should I study English with?"

Không bắt đầu câu bằng từ nối

Nhiệm vụ của các từ nối (như "and", "but", "or", "because") là nối các vế trong câu với nhau. Chúng vốn không được đứng đầu câu đơn nhưng vẫn thường được sử dụng theo cách này.

Câu đúng: "I have to go home, but it’s cold outside" (Tôi phải về nhà, nhưng ngoài trời lạnh quá).

Câu phá vỡ quy tắc: "I have to go home" (Tôi phải về nhà).

"But baby, it’s cold outside!" (Nhưng bạn ơi, ngoài trời lạnh lắm).

Không tách "to" khỏi động từ nguyên thể

Khi dùng thể nguyên của động từ, bạn không được thêm bất kỳ từ nào khác vào giữa từ "to" và động từ đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thêm các trạng từ vào vị trí này để bổ trợ nghĩa cho động từ.

Câu đúng: "... to go boldly where no man has gone before" (hãy mạnh dạn đi đến nơi mà chưa ai đặt chân đến).

Câu phá vỡ quy tắc: "... to boldly go where no man has gone before".

Tránh dùng "they" với các từ chỉ số ít

Từ "they" (họ, chúng) dùng cho những danh từ số nhiều. Dù vậy, ở một số trường hợp, người nói tiếng Anh vẫn dùng "they" để chỉ một người hoặc một vật. Điều này xuất phát từ việc người nói không xác định được giới tính của người mình muốn đề cập, hoặc ai đó tuyên bố họ là người vô tính và muốn được gọi bằng "they" thay vì "she" hay "he".

Câu đúng: "I’ve never met those people but they seem nice" (Tôi chưa bao giờ gặp những người đó nhưng họ có vẻ dễ mến).

Câu phá vỡ quy tắc: "I’ve never met that person, but they seem nice" (Tôi chưa bao giờ gặp người đó nhưng họ có vẻ dễ mến).

Ảnh: Freepik

Ảnh: Freepik

Tránh những câu rời rạc

Theo nguyên tắc, mỗi câu phải có chủ ngữ, động từ và không được chứa nhiều hơn một bộ phận có thể đứng riêng như một câu hoàn chỉnh.

Cách đúng: "Would you ever eat a bug?" (Cậu đã bao giờ ăn sâu bọ chưa?)

"I would never do that!" (Tớ không bao giờ làm vậy!)

"I would try it. It might be delicious" (Tớ sẽ thử. Nó có vẻ ngon).

Cách phá vỡ quy tắc: "Would you ever eat a bug?" (Cậu đã bao giờ ăn sâu bọ chưa?)

"I would never!" (Tớ không bao giờ)

"I would, it might be delicious" (Tớ sẽ, nó có vẻ ngon).

Tránh phủ định kép

Trong tiếng Anh, quy tắc được đưa ra là tránh dùng hai từ phủ định cùng nhau để diễn đạt một ý. Nó sẽ khiến câu trở nên phức tạp, dù bản chất là khẳng định. Tuy nhiên, để nhấn mạnh hoặc giúp câu mang nghĩa rộng hơn, một số người vẫn dùng cách diễn đạt này.

Câu đúng: "I can’t get any satisfaction" (Tôi không thấy hài lòng chút nào).

Câu phá vỡ quy tắc: "I can’t get no satisfaction" (Tôi không thể không hài lòng).

Dùng danh từ chung theo dạng số ít

Trên thực tế, danh từ chung chỉ một tập thể hay nhóm người, sự vật như "none", "bunch" và "group". Mặc dù để chỉ một nhóm, động từ theo sau những danh từ này thường ở dạng số ít, trừ một số cách dùng gần gũi, thân mật.

Câu đúng: "None of my friends is here" (Không ai trong số bạn bè của tôi ở đây).

Câu phá vỡ quy tắc: "None of my friends are here".

Quy tắc với "less" và "fewer"

Đều là những từ chỉ lượng, nhưng "less" dùng với danh từ không đếm được, còn "fewer" đi kèm danh từ đếm được. Thế nhưng, nhiều người bản xứ không phân biệt cụ thể (hoặc không quan tâm) sự khác nhau giữa "less" và "fewer", và thường dùng "less" cho hầu hết danh từ.

Câu đúng: "I have fewer cats than my neighbor even though she has less space in her home" (Tôi có ít mèo hơn hàng xóm dù nhà cô ấy chật hơn).

Câu phá vỡ quy tắc: "I have less cats than my neighbor even though she has less space in her home".

Thanh Hằng (Theo FluentU)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?