Danh sách bài viết

Những vụ tàu ngầm mất tích bí ẩn nhất thế giới

Cập nhật: 09/02/2024

Tàu ngầm INS Dakar của Israel mang theo thủy thủ đoàn 69 người đột nhiên biến mất khi làm nhiệm vụ vào năm 1968. Hơn 30 năm sau, người ta mới tình cờ phát hiện ra con tàu.

là cỗ máy chiến tranh dưới nước vô cùng độc đáo. Nó được thiết kế để hoạt động bí mật dưới nước nhằm thực hiện nhiệm vụ do thám, trinh sát, triển khai biệt kích và chiến đấu. Người ta trang bị cho tàu ngầm nhiều công nghệ tinh vi để “qua mặt” các hệ thống cảm biến của đối phương, biến nó thành sát thủ vô hình dưới mặt nước.

Nhờ khả năng tàng hình, tàu ngầm có thể hoạt động một cách bí mật mà đối phương rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khả năng tàng hình của tàu ngầm lại trở thành “con dao hai lưỡi”. Mỗi khi tàu gặp sự cố, tính năng tàng hình của nó cản trở các đội cứu hộ tìm thấy tàu một cách nhanh chóng.

Nhiều khi đang lặn dưới nước và biến mất một cách khó hiểu. Thậm chí sau khi tìm thấy tàu, người ta không thể đưa ra câu trả lời thích đáng cho tai nạn. Sputnik đã liệt kê những vụ tai nạn tàu ngầm bí ẩn nhất lịch sử, đến nay nguyên nhân gây ra tai nạn vẫn là một ẩn số đối với nhân loại.

Tàu ngầm INS Dakar của Israel

INS Dakar là một tàu ngầm điện-diesel lớp T do HM Dockyard Devonport chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu được đưa vào hoạt động trong Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1943 với tên gọi HMS Totem. Năm 1965, Hải quân Israel đã mua lại tàu và đổi tên thành INS Dakar.

Một phần của tàu ngầm INS Dakar được trục vớt và dựng thành đài tưởng niệm ở Bảo tàng Hải quân Haifa, Israel.
Một phần của tàu ngầm INS Dakar được trục vớt và dựng thành đài tưởng niệm ở Bảo tàng Hải quân Haifa, Israel. (Ảnh: Wikipedia).

Sau khi tiến hành nâng cấp, tàu rời xưởng đóng tàu ở Scotland để tiến hành các hoạt động thử nghiệm trên biển. Sau 2 tháng thử nghiệm thành công, ngày 9/1/1968, tàu lên đường về Israel với thủy thủ đoàn 69 người. Ngày 24/1, tàu ngầm INS Dakar tiến vào Địa Trung Hải và biến mất từ đó.

Ngày 26/1, Hải quân Hoàng gia Anh báo cáo tàu ngầm Dakar đã mất tích. Chiến dịch tìm kiếm quốc tế với sự tham gia của Hải quân Israel, Mỹ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Lebanon nhưng không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào.

Năm 1999, 31 năm sau vụ tai nạn, một nhóm tìm kiếm chung giữa Mỹ và Israel phát hiện một vật thể khả nghi chìm ở độ sâu 3.000 m giữa Crete và Đảo Síp. Vật thể khả nghi được xác định là tàu ngầm Dakar, con tàu bị nổ tung do chìm xuống độ sâu vượt quá khả năng chịu đựng của thân tàu.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vẫn là một bí ẩn. Vụ tai nạn tàu ngầm Dakar mở đầu cho một năm đen tối đối với tàu ngầm các nước với hàng loạt tai nạn bí ẩn trong năm 1968.

Tai nạn tàu ngầm Minerve (S647), Pháp

Ngày 27/1/1968, vài ngày sau vụ biến mất khó hiểu của tàu ngầm INS Dakar, tàu ngầm Minerve (S647) của Pháp đang thực hiện một hoạt động huấn luyện ngoài khơi bờ biển Toulon. Tàu lặn dưới nước chỉ vài mét và sử dụng ống thở để chạy động cơ diesel. Tàu mang theo thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu ngầm S647 đang hoạt động cách bờ khoảng 46 km và dự kiến cập cảng trong khoảng một tiếng đồng hồ sau. Tuy nhiên, S647 đột nhiên biến mất khi cách bờ vài chục kilomet. Hải quân Pháp lập tức tiến hành chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn, bao gồm tàu sân bay Clemenceau và tàu lặn SP-350 Denise nhưng không tìm thấy gì.

Tàu ngầm S647 được máy bay chụp lại vài giờ trước khi biến mất.
Tàu ngầm S647 được máy bay chụp lại vài giờ trước khi biến mất. (Ảnh: Naval.com).

Năm 1969, Hải quân Pháp tiến hành chiến dịch tìm kiếm khác với sự tham gia của tàu nghiên cứu biển sâu Archimède có thể lặn xuống tới độ sâu 10.000 m, cùng với sự trợ giúp của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, S647 vẫn bặt vô âm tín. 49 năm trôi qua từ ngày mất tích, S647 vẫn chưa được tìm thấy.

Tàu ngầm K-129, Liên Xô

K-129 là một tàu ngầm điện-diesel mang tên lửa đạn đạo thuộc Đề án 629A do Liên Xô chế tạo. Ngày 24/2/1968, K-129 nhận nhiệm vụ tuần tra thường xuyên sau khi hoàn thành 2 cuộc tuần tra kéo dài 70 ngày trong năm 1967.

Nhiệm vụ của K-129 khá bí mật nên con tàu được lệnh hạn chế liên lạc với sở chỉ huy để tránh lộ vị trí. Giữa tháng 3/1968, các quan chức Hải quân Liên Xô ở căn cứ Kamchatka bắt đầu lo lắng khi K-129 bỏ lỡ 2 lần liên lạc radio định kỳ.

Hải quân Liên Xô ra lệnh cho tàu liên lạc khẩn cấp với sở chỉ huy nhưng không nhận được phản hồi. Trụ sở Hải quân Liên Xô tuyên bố K-129 mất tích vào đầu tháng 3 cùng thủy thủ đoàn 83 người và tiến hành chiến dịch tìm kiếm. Hoạt động tìm kiếm của Liên Xô núp bóng dưới một chiến dịch huấn luyện trên biển nhằm che mắt Hải quân Mỹ về tai nạn tàu ngầm.

Thiết bị cứu hộ đặc biệt được Mỹ chế tạo để trục vớt K-129 trong chiến dịch tình báo Dự án Azorian.
Thiết bị cứu hộ đặc biệt được Mỹ chế tạo để trục vớt K-129 trong chiến dịch tình báo Dự án Azorian. (Ảnh: Wikipedia).

Trong khi đó, Hệ thống giám sát âm thanh dưới nước (SOSUS) của Mỹ đã ghi nhận sự bùng nổ âm thanh lạ ở vị trí 40 độ vĩ Bắc, 180 độ kinh Đông. Phía Liên Xô không tìm thấy K-129 nên đã hủy bỏ chiến dịch tìm kiếm.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn của K-129 vẫn không được lý giải thỏa đáng, rất nhiều thuyết âm mưu được đưa ra để lý giải cho vụ việc. Tháng 8/1968, Hải quân Mỹ dựa vào vị trí do SOSUS cung cấp tìm thấy K-129 chìm ở độ sâu 4.900 m.

Việc phát hiện ra tàu ngầm mà Liên Xô không tìm thấy đã thúc đẩy Mỹ tiến hành chiến dịch bí mật để trục vớt K-129 nhằm thu thập thông tin về tên lửa đạn đạo của Moscow. Chiến dịch trục vớt K-129 mang mật danh “Dự án Azorian”. Đây là chiến dịch tình báo tốn kém nhất Chiến tranh Lạnh.

Tai nạn tàu ngầm USS Scorpion, Mỹ

USS Scorpion (SSN-589) là một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Skipjack của Hải quân Mỹ. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1960. Ngày 20/5/1968, SSN-589 mang theo thủy thủ đoàn 99 người đang thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải thì đột nhiên biến mất.

Tàu ngầm SSN-589 trong một nhiệm vụ trên biển trước khi biến mất
Tàu ngầm SSN-589 trong một nhiệm vụ trên biển trước khi biến mất. (Ảnh: Wikipedia).

Hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn nhưng không tìm thấy bất kỳ điều gì trong những tuần đầu tiên sau tai nạn. Cuối tháng 10/1968, 5 tháng sau vụ mất tích, tàu nghiên cứu đại dương USNS Mizar (T-AGOR-11) phát hiện SSN-589 chìm ở độ sâu 3.000m, cách 740km về phía tây nam quần đảo Azores, thuộc Bồ Đào Nha.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vẫn là một bí ẩn, rất nhiều giả thuyết được đưa ra, bao gồm cả việc tàu bị Liên Xô tấn công nhưng tất cả đều không thuyết phục. Hải quân Mỹ không đưa ra kết luận cuối cùng về tai nạn.

Năm 2012, 13.800 cựu thủy thủ Hải quân Mỹ đã ký vào một lá đơn yêu cầu hải quân điều tra lại về tai nạn của tàu ngầm 589.

Tàu ngầm USS Thresher của Mỹ

USS Thresher là tàu ngầm thứ 2 của Mỹ bị gặp sự cố và mất tích.
USS Thresher là tàu ngầm thứ 2 của Mỹ bị gặp sự cố và mất tích. (Ảnh: Wikipedia).

Ngày 10/4/1963, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Thresher của Hải quân Mỹ bị mất tích với toàn bộ 129 thủy thủ trên tàu.

Kết luận chính thức của Hải quân Mỹ cho rằng, lỗi kỹ thuật hàn đã khiến một đường ống trên tàu ngầm bị hỏng, khiến nước biển tràn vào tàu, gây chập điện và lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất đồng về nguyên nhân khiến tàu Thresher không thể hoạt động được và bị chìm xuống đáy biển.

Một giả thuyết được nhiều người tin tưởng, là sự cố về điện chứ không phải vỡ đường ống, đã khiến các máy bơm làm mát của lò phản ứng ngừng hoạt động.

Tàu ARA San Juan của Hải quân Argentina

Tàu ngầm TR-1700 ARA San Juan (S-42).
Tàu ngầm TR-1700 ARA San Juan (S-42). (Ảnh: Wikipedia).

Tàu ngầm chạy điện-diesel ARA San Juan (S-42) của Hải quân Argentina đã bất ngờ biến mất khi đang tuần tra dưới biển vào tháng 11/2017.

Sau nhiều tuần nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn, tàu được tuyên bố là mất tích cùng với toàn bộ 44 thủy thủ đoàn. Mảnh vỡ của tàu sau đó được phát hiện vào năm 2018, ở độ sâu khoảng 900 mét dưới nước.

Một số giả thuyết cho rằng tàu San Juan đã gặp sự cố về điện, gây gián đoạn toàn bộ hệ thống liên lạc và điều khiển. Tuy nhiên, câu trả lời thực tế vẫn chưa được làm rõ.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.