Danh sách bài viết

Nỗi lo của sinh viên khi trường đại học mở lại

Cập nhật: 25/10/2023

Từ đầu tháng 5, khi Đại học Thương mại chuyển sang học trực tuyến, Hoàng Thúy Nga, 21 tuổi, sinh viên năm ba, về quê tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Lúc đầu, cô chỉ nghĩ về 2-3 tháng như các đợt dịch trước, thế nhưng, gần nửa năm trôi qua, Nga vẫn chưa thể quay lại học trực tiếp. Đến nay, Nga chưa được tiêm mũi vaccine nào.

Tại Bắc Kạn, dân số trên 18 tuổi là hơn 222.000 người. Theo Cổng thông tin tiêm chủng, đến 18/10, tỉnh này nhận gần 180.000 liều vaccine, trong đó đã tiêm được 142.000 liều, tỷ lệ người đã tiêm ít nhất một mũi là 63,97%. Khoảng 1-2 tháng trước, xã của Nga tổ chức một đợt tiêm vaccine nhưng số lượng hạn chế.

Nga cũng đã đăng ký nhưng chưa thấy có đợt tiêm mới và "không rõ bao giờ có đủ vaccine để em được tiêm". "Hỏi chuyện một số bạn ở lại Hà Nội trong đợt dịch này, các bạn đều đã được tiêm nên em khá lo lắng", nữ sinh chia sẻ.

Nỗi lo của Nga là có cơ sở. Từ cuối tháng 9, đại diện Đại học Thương mại cho biết trường lên kế hoạch đón sinh viên trở lại vào cuối tháng 11 với "yêu cầu bắt buộc là các em đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính".

Trường cũng tính tìm nguồn vaccine cho sinh viên nhưng "quá khó". Ngoài ra, tình hình dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vaccine cho sinh viên ở các địa phương không giống nhau. Với những lý do này, ngay cả khi Hà Nội đã nới lỏng các biện pháp chống dịch, các đại học vẫn dè dặt trong việc mở cửa học trực tiếp vì nhiều sinh viên từ các tỉnh thành chưa được tiêm vaccine.

"Nhà trường phải tính kỹ, không thể vội vàng, nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Không thể để các em khăn gói trở về Hà Nội rồi được một thời gian ngắn rồi lại học online", vị này nói.

Từ tháng 5 khi về Bắc Kạn, Thúy Nga phải học online. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ tháng 5 khi về Bắc Kạn, Thúy Nga phải học online. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chưa được tiêm vaccine cũng là nỗi thấp thỏm với Nguyễn Trang, 22 tuổi, quê Đăk Lăk. Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến 18/10, địa phương này thuộc nhóm có tỷ lệ tiêm thấp nhất cả nước (tính theo số mũi tiêm trên tổng vaccine được phân bổ), chỉ 60,52%. Dân số trên 18 tuổi của Đăk Lăk gần 1,36 triệu nhưng tỉnh mới tiêm được 309.000 liều vaccine.

Là sinh viên năm cuối của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trang đã gần như hoàn thành chương trình, chỉ còn đợi học cải thiện môn cuối cùng để có kết quả tốt nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, do ít sinh viên, lớp học của Trang vẫn chưa được tổ chức, "khả năng cao phải đợi đến cuối kỳ I". Ngoài ra, nữ sinh vẫn cần quay lại trường để hoàn thành giấy tờ, chờ lấy bằng tốt nghiệp để xin việc.

Thông thường, để ra Hà Nội, Trang đi máy bay từ Pleiku, Gia Lai. Thế nhưng, nếu giờ muốn di chuyển bằng đường hàng không, Trang cần đi từ TP HCM, đảm bảo hai yêu cầu đã tiêm vaccine và xét nghiệm âm tính. Lựa chọn này bất khả thi với Trang vì em chưa được tiêm mũi vaccine nào.

Hôm qua, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất từ 20/10, chuyến bay từ các địa bàn có dịch dưới cấp độ 4 tới nơi khác chỉ cần đáp ứng một trong ba điều kiện: tiêm đủ liều vaccine, F0 đã khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Hiện, Đăk Lăk đạt cấp 2 về tình hình dịch bệnh (nguy cơ trung bình) nên nếu đề xuất này được thông qua, Trang cần có giấy xét nghiệm âm tính để đi máy bay ra Hà Nội.

Trong trường hợp di chuyển bằng xe khách, Trang cũng lo lắng cho chặng đường dài hơn một ngày khi xe dừng, đỗ tại các hàng ăn, đồng thời "không biết những người đi cùng mình có lịch sử dịch tễ như nào". "Em thực sự mong sớm được tiêm vaccine để có thể hoàn thành việc học, sau đó là xin việc tại Hà Nội", Thúy nói.

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng Covid-19 lớn nhất, kéo dài tới hết tháng 4/2022 với mục tiêu bao phủ 70% dân số. Trong đó, giáo viên, học sinh, sinh viên là một trong 16 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine theo kế hoạch do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phê duyệt hồi tháng 7.

Tuy nhiên một số tỉnh thành kiểm soát dịch tốt, dân cư không quá đông, ít khu công nghiệp, chưa được phân bổ nhiều vaccine để tiêm cho toàn dân. Điều này dẫn đến ở nhiều địa phương, giáo viên cũng chưa được tiêm đầy đủ. Tương tự, sinh viên, những người trẻ, có sức khoẻ tốt chưa phải là nhóm ưu tiên hàng đầu.

Sinh viên các đại học đã phải học online gần nửa năm từ khi Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4. Ảnh: Thanh Hằng

Sinh viên các đại học đã phải học online gần nửa năm từ khi Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4. Ảnh: Thanh Hằng

May mắn hơn Nga, Trang và nhiều sinh viên khác, Đức Bình, 18 tuổi, quê Phú Thọ, đã có lịch tiêm vaccine trong tuần này. Nhưng Bình có nỗi lo khác. Cậu sợ không kịp chuẩn bị nơi ăn chốn ở khi học trực tiếp nếu trường không thông báo sớm kế hoạch học lại.

Trở thành tân sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic từ đầu tháng 9 nhưng chưa một lần được "nhìn thấy trường một cách trực tiếp". Mỗi ngày, Bình phải học theo một lịch khác nhau, có hôm 7-9h, hôm lại 12-14h.

Là tân sinh viên, chưa biết đường đi lối lại, vị trí trường ở đâu, cũng chưa thuê được nhà trọ để rồi tìm hiểu xem đi học bằng phương tiện gì, Bình cũng "nóng ruột". Cuối tuần trước, việc đi lại giữa Phú Thọ và Hà Nội dễ dàng hơn khi chỉ cần khai báo y tế, không cần thêm giấy đi đường hay kết quả xét nghiệm, Bình đã định cùng bố mẹ xuống nhà người thân chơi rồi xem trước vị trí trường và tìm khu trọ phù hợp. Thế nhưng, Phú Thọ lại vừa xuất hiện chuỗi lây nhiễm, khiến kế hoạch bị lỡ dở.

"Với tình hình này, em nghĩ có thể mình còn phải học trực tuyến lâu dài hơn. Nhưng khi có kế hoạch mở cửa, em mong trường sẽ báo sớm để bọn em kịp chuẩn bị", Bình nói.

Mong muốn nhận thông báo sớm của trường cũng là nguyện vọng của nhiều sinh viên, không chỉ năm nhất như Bình. Nhiều em đã trả phòng trọ khi rời Hà Nội để về nhà học trực tuyến trong thời gian dài. Vì chưa biết khi nào sẽ trở lại trường, các em cũng chưa tìm và thuê chỗ ở mới. Do đó, nhiều sinh viên cho rằng nếu có kế hoạch, các trường cần thông tin sớm, trước khoảng 1 - 2 tuần, về thời điểm mở cửa để các em kịp tìm và ổn định nơi ở.

Đợt Covid-19 thứ tư bùng phát cuối tháng 4, rơi vào thời điểm các trường hoàn thành học kỳ II và tuyển sinh đại học. Ngoài việc duy trì học online trong thời gian dài, nhiều trường phải hủy kỳ thi riêng như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Bách khoa Hà Nội, các lễ khai giảng, bế giảng và nhập học đều được tổ chức trực tuyến.

Đến nay, sau gần 6 tháng tạm dừng đến trường, tuy chưa có đại học nào mở cửa trở lại, nhưng một số trường đã có dự kiến. Tuần trước, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng xây dựng kế hoạch cho sinh viên trở lại, đồng thời dự định đăng ký tiêm vaccine cho các em.

Thanh Hằng - Dương Tâm


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?