Danh sách bài viết

Phi hành gia NASA đã giấu tất cả để mang lên vũ trụ 1 miếng bánh mì như thế nào

Cập nhật: 13/07/2016

Khoảng 2 tiếng trước giờ phóng Gemini 3, tàu hai người lái đầu tiên của NASA, phi hành gia John Young cho tay vào trong áo vũ trụ của mình và lôi ra một thứ rất bình thường nhưng đáng ra không nên có ở đó.

 

"Nó ở đâu ra vậy?" Gus Grissom, cơ trưởng, hỏi John Young. "Tôi mang nó theo người", Young trả lời một cách từ tốn. "Ăn thử xem vị ra sao nào. Mùi khá dậy đúng không?"

John Young đã mang ra cái gì? Đó là miếng sandwich kẹp thịt muối đầu tiên và cuối cùng bay vòng quanh Trái Đất.

Miếng bánh là một trò đùa, nhưng không mấy ai sau khi biết câu chuyện này lại nghĩ nó hài hước.

Miếng bánh mì thịt muối 50 tuổi được bảo quản trong keo nhựa tại bảo tàng Virgil I.


Miếng bánh mì thịt muối 50 tuổi được bảo quản trong keo nhựa tại bảo tàng Virgil I. Gis Grissom tại Mitchell, Indiana. Miếng sandwich nhìn thì bình thường này là một kỉ vật từ vũ trụ. Năm 1965, một nhà phi hành gia trẻ tên là John Young mang giấu theo người miếng bánh sandwich trong bộ đồ phi hành gia trước giờ phóng Gemini 3, tàu hai người lái đầu tiên của NASA.

Phi hành gia Wally Schirra, người được biết đến vì khiếu hài hước, đã mang miếng bánh từ nhà hàng sandwich Wolfie nổi tiếng ở Ramada Inn, bãi biển Cocoa vài ngày trước. Anh ta đưa cho John Young vào sáng Gemini được phóng.

NASA triển khai Gemini nhằm nghiên cứu cách phóng người lên Mặt Trăng. Nhiệm vụ là chạy thử tàu Gemini mới. Trong vũ trụ, phi hành đoàn sẽ dùng ống xả đẩy để thay đổi quỹ đạo hay giảm độ cao. Gemini 3 là tàu hai người lái đầu tiên của NASA với rất nhiều nhiệm vụ và một trong số đó là thử nghiệm đồ ăn trong vũ trụ mới. Ví dụ, theo Robert Z. Pearlman từ Space.com, đồ ăn thử nghiệm được tráng một lớp gelatin để tránh vụn vỡ.

Miếng bánh thịt muối lậu được mua từ cửa hàng dĩ nhiên, không hề có lớp tráng gelatin. Dù sao, Grimsson cũng sẽ phải cất nó đi sau miếng cắn đầu vì vụn bánh sẽ bay khắp nơi.

Và họ đã ăn nó...

"Nó đang vỡ vụn ra. Tôi phải cất nó vào túi ngay", Grimsson nói sau khi cắn một miếng. "Miếng bánh .... cũng không ngon cho lắm", John Young trả lời, "Sẽ tốt hơn nếu nó không vụn ra thế". Grimsson nhanh chóng nhận ra vấn đề. "Tôi cắn một miếng, nhưng vụn bánh mì bay khắp khoang tàu", anh trả lời phóng vấn báo LIFE sau khi trở về từ vũ trụ. Vụn bánh rơi ra có thể gây hư hại nặng nề cho hệ thống điện tử, nên phi hành đoàn đã bị khiển trách khi trở về.

Các phi hành đoàn khác từ đó trở về sau bị cấm đùa kiểu này.

Phi hành gia Young và Grimsson đang đi lên thanh máy đưa họ lên tàu Gemini có người lái đầu tiên.
Phi hành gia Young và Grimsson đang đi lên thanh máy đưa họ lên tàu Gemini có người lái đầu tiên. Họ đang mặc các bộ đồ vũ trụ dành cho dùng trong tàu.

Các mảnh vụn nhỏ là một vấn đề rất lớn đối với tàu vũ trụ. Trong môi trường không trọng lực, chúng có thể mắc vào các bảng mạch điểm tử, thiết bị điều khiển hay bay vào mắt phi hành đoàn. Trong giấy thông cáo báo chí của NASA có cho biết cách họ sử dụng gelatin để ngăn điều trên xảy ra.

Tranh cãi giữa quốc hội và NASA

Thí nghiệm "sandwich thịt muối" của John kéo dài khoảng 10 giây trong tổng thời gian 4 tiếng 52 phút Gemini bay. Nhiêm vụ đã thử nghiệm thành công ống xả đẩy của tàu, đặt mốc đầu tiên cho tàu có người lái.

Tại Trái Đất, ban đại diện Nhà Trắng đã biết về trò đùa trên. "Một số nghị sĩ bực tức nghĩ rằng, qua việc mang lậu bánh mì lên vũ trụ và ăn, Gus và tôi đã phớt lờ đi những đồ ăn cần thử nghiệm và làm phí hàng triệu tiền thuế", Young viết trong hồi kí. NASA cuối cùng đã phải khẳng định với Quốc hội rằng họ sẽ không để ai mang lậu một thứ gì lên vũ trụ nữa.

Young sau này đã bay trong các nhiệm vụ khác: Gemini 10, Apollo 10, Apollo 16 và Tàu con thoi. Bánh mì thịt muối cũng đã trở lại vũ trụ, vào chuyến bay tàu con thoi đầu tiên 1981, với cơ trưởng chính là Young.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: / 0

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.