Danh sách bài viết

Phụ huynh cho trường vay tiền tỷ như 'nắm dao đằng lưỡi'

Cập nhật: 26/09/2023

hôm 21/9.

Ở Hà Nội, hiện ít nhất 2 trường học huy động với hình thức tương tự, mức đóng góp dao động 1-8 tỷ đồng. Tuy nhiên, số phụ huynh tham gia được giới hạn.

Phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đến cổng trường đòi nợ hôm 21/9. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đến cổng trường đòi nợ hôm 21/9. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Anh Tùng và chị Phụng cho biết không nắm được tình hình tài chính của trường, hợp đồng cũng không nói trường vay tiền để làm gì. Cả hai nói cho vay vì thấy có lợi, tin tưởng vào uy tín của trường hoặc chủ trường.

Anh Tùng phân tích, số tiền hơn 3 tỷ nếu gửi ngân hàng, tiền lãi mỗi năm không đủ để đóng học phí cho con. Hơn nữa, khi tham gia thỏa thuận với trường, anh không cần lo học phí biến động ra sao vì được miễn. Sau khi học xong, gia đình lại có một số tiền để lo cho con vào đại học hoặc du học.

"Nhiều bạn bè là doanh nhân, luật sư cũng tham gia góp vốn như vậy, cũng chưa thấy trường nào không chi trả được nên tôi cũng đăng ký cho con", chị Phụng nói.

Theo một số luật sư, nhà quản lý, hình thức cho vay này khá phổ biến, không bị pháp luật cấm, nhưng phụ huynh chịu rủi ro rất lớn.

Hiệu trưởng một trường song ngữ quốc tế tại TP HCM, cho hay dù tên gọi có thể khác nhau như hợp đồng vay vốn, góp vốn, thỏa thuận giáo dục hay gói tài chính nhưng đây đều là cách các trường huy động vốn không lãi suất từ phụ huynh. Hình thức này xuất hiện ở một số trường quốc tế, tư thục tại TP HCM và Hà Nội khoảng 15 năm nay. Một số trường còn phép cho phụ huynh mua bán, sang nhượng hợp đồng.

"Phụ huynh có thể thấy lợi ích lớn nên cho trường vay, góp vốn nhưng lợi bất cập hại, không nghĩ đến nguy cơ trường khó khăn hay vỡ nợ, chủ trường bỏ trốn thì làm sao thu hồi tiền", ông nói, cho hay không ủng hộ hình thức này vì giáo dục khác với môi trường buôn bán, kinh doanh. Trường học mà phải huy động vốn, mang nợ phụ huynh thì không còn giữ đúng sứ mệnh giáo dục nữa.

Khuôn viên trường Quốc tế Mỹ Việt Nam tại huyện Nhà Bè. Ảnh: AISVN

Khuôn viên trường Quốc tế Mỹ Việt Nam tại huyện Nhà Bè. Ảnh: AISVN

Ở góc độ pháp lý, luật sư Đặng Bá Kỹ, Công ty Luật TNJ – Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm, hạn chế việc trường học vay tiền phụ huynh.

Ông nhìn nhận với hình thức cho vay này, nhà trường và phụ huynh đều có lợi. Phụ huynh cho vay tiền không lãi suất, đổi lại không phải đóng học phí cho con. Thực chất ở đây đã có sự bù trừ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự, nghĩa vụ trả lãi được bù trừ cho nghĩa vụ đóng học phí.

Nhà trường cũng có lợi là dễ huy động vốn hơn so với việc đi vay các tổ chức tín dụng. Vì muốn vay được tiền của các tổ chức tín dụng, trường phải có tài sản bảo đảm và bị giới hạn số tiền được vay. Trong khi vay tiền từ phụ huynh, trường không bị điều kiện ràng buộc nào.

Tuy nhiên, theo ông Kỹ, giao dịch vay mượn giữa trường và phụ huynh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vay tiền không cần có tài sản bảo đảm, không bị ràng buộc về các điều kiện vay khiến các trường có thể lạm dụng hình thức này để vay dùng cho mục đích khác, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Cũng vì thế, khả năng phụ huynh thu hồi được nợ đúng hạn rất khó, thậm chí không có khả năng thu hồi nợ, nếu nhà trường gặp khó khăn.

Anh Quốc, một phụ huynh có hai con học trường song ngữ ở Bình Chánh, nhẩm tính hiện ở TP HCM có khoảng 7, 8 trường mà anh biết, sử dụng hình thức huy động vốn này. Bản thân anh được chào mời từ năm 2009 với mức góp 50.000 USD, các năm sau lên khoảng 80.000 USD. Tuy nhiên, anh từ chối.

"Làm như vậy không khác cầm dao đằng lưỡi vì mình không biết trường đầu tư gì, nếu họ phá sản thì đòi thế nào", anh Quốc phân tích. Theo anh, nếu phát hành trái phiếu, cổ phiếu, doanh nghiệp phải làm theo quy định của Bộ Tài chính. Trong khi đó, trường huy động theo cách này thì không có gì đảm bảo cho giao dịch.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết các hợp đồng cho vay, gói tài chính mang bản chất huy động vốn là các giao dịch dân sự riêng giữa phụ huynh và chủ trường. Ngành giáo dục hiện không có quy định nào về việc vay mượn tiền, tài sản giữa nhà trường và phụ huynh. Đây cũng không phải phạm vi ngành giáo dục quản lý. Do đó, Sở không thể kiểm tra, quản lý các giao dịch này.

"Phụ huynh cần cân nhắc, xem xét kỹ các vấn đề pháp lý, rủi ro nếu tham gia giao dịch với nhà trường hoặc công ty quản lý", ông Minh lưu ý.

Còn anh Quốc cho rằng phụ huynh có thể mua các gói học phí có giá trị vừa phải, không được hoàn lại để được giảm hoặc miễn học phí trong một thời gian nhất định. Như vậy, rủi ro sẽ giảm đi khá nhiều.

"Nếu chọn học chương trình nước ngoài thì gần như con mình không còn cơ hội trở lại trường công, vì chương trình học khác biệt. Do đó, nếu các hợp đồng cho vay phá sản thì rủi ro tài chính rất lớn", anh phân tích.

Theo luật sư Đặng Bá Kỹ, từ thực tế hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế kiểm soát việc huy động vốn của các cơ sở giáo dục.

Lệ Nguyễn

*Tên phụ huynh được thay đổi


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?