Danh sách bài viết

Phụ huynh tìm cách bảo vệ con trước đồ chơi thiếu an toàn

Cập nhật: 25/10/2023

Đã bốn năm kể từ ngày con trai đến bệnh viện quận 2 để gắp mẩu bút màu sáp chừng một cm ở mũi, chị Ngọc (phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TP HCM) vẫn chưa hết ám ảnh. Lần ấy, con trai chị Ngọc chơi hộp màu rồi vô tình nhét vào mũi, dẫn đến khó thở.

Lúc đưa con đến bệnh viện, bé liên tục khóc và phải mất hơn 30 phút các bác sĩ mới gắp được dị vật ra ngoài. Chị Ngọc từng mua cho con cả thùng đồ chơi, hễ con thích là mua, có khi mua vì bắt mắt, nhưng chỉ đến khi tai nạn mới biết trong mớ đồ chơi đó có nhiều món rất nguy hiểm.

Chị Thuý khuyến khích con chơi với môi trường thiên nhiên, các bạn nhỏ trong xóm, thay vì dán mắt vào điện thoại và tivi. Ảnh: NVCC.

Chị Thuý khuyến khích con chơi với môi trường thiên nhiên, các bạn nhỏ trong xóm, thay vì dán mắt vào điện thoại và tivi. Ảnh: NVCC.

Theo chị Ngọc, đồ chơi hiện có nhiều chi tiết nhỏ, dễ dàng tháo lắp, dễ vỡ, có nhiều chất, hình dạng khác nhau. Ngoài hóc dị vật, trẻ còn có thể nhiễm độc từ một số đồ chơi có chứa chì, axit, nước sơn... Có hai con nhỏ, việc ngăn con chơi không đơn giản, chị chỉ cố gắng giải thích cho con hiểu về tác hại của những đồ chơi không rõ nguồn gốc.

Công việc bận rộn nhưng chị Ngọc luôn cố gắng gần con nhất có thể. Chị mở một số video trên mạng cho con xem để bé hiểu và cảnh báo có nhiều em nhỏ từng bị ngộ độc như vậy. Chị cũng không cho con tự ý sử dụng điện thoại, iPad vì sợ học theo video dạy cách chế tạo đồ chơi trên YouTube.

"Nếu con thích, tôi sẽ dẫn đến cửa hàng lớn, hoặc nhà sách để tìm mua những món đồ có nguồn gốc rõ ràng thay vì cho bé tiền tự mua", chị Ngọc chia sẻ.

Bà mẹ hai con cũng cố gắng chuẩn bị bữa sáng cho bé trước khi đến trường, hoặc nếu phải mua đồ ăn ở căng tin thì dẫn con vào mua. Theo chị Ngọc, khi bố mẹ cho tiền ăn sáng, trẻ thường chỉ ăn một nửa, dành phần còn lại để mua đồ chơi, đồ ăn bày bán trước cổng trường, có thể gặp nguy hiểm.

Khác với các thành phố lớn, việc kiểm soát đồ chơi không rõ nguồn gốc ở vùng quê không đơn giản. Chị Thúy ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, cho biết trước cổng trường con chị bày bán đủ loại đồ chơi, slime, trứng khủng long, bánh kẹo không nhãn mác, hoặc bao bì Trung Quốc.

Chị dạy con không được đòi hỏi và thường xuyên nhắc nhở mỗi lần đi ngang qua cổng trường. Sống ở quê nên chị Thúy khuyến khích con hòa mình vào môi trường tự nhiên xung quanh, chơi với các bạn nhỏ trong xóm. Chị cũng dạy con làm đồ chơi từ những vật dụng có sẵn như gỗ, chai nhựa, bìa giấy... thay vì đi mua. "Thậm chí tôi còn cho con nghịch đất cát thoải mái, thay vì để chúng với điện thoại và xem chương trình không phù hợp trên mạng xã hội", chị Thúy nói.

Các món đồ chơi bằng nhựa với giá vài chục nghìn đồng chị Hạnh từng mua cho con. Ảnh: NVCC.

Đồ chơi bằng nhựa với giá vài chục nghìn đồng chị Hạnh từng mua cho con. Ảnh: NVCC.

Chị Hồng Hạnh ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội, có hai con gái, trong đó bé lớn học lớp 1. Thấy các anh chị lớp trên, trong lúc đợi bố mẹ đón về, ra ngoài cổng mua kem bông, bỏng, bim bim hoặc đồ xiên ở các xe hàng rong, bé thèm và đòi mẹ mua cho ăn. "Thấy con nhìn bạn khác ăn, nghĩ cũng tội nên thi thoảng tôi chiều theo ý thích của con", chị Hạnh nói.

Hai bé nhà chị Hạnh thích chơi đồ hàng, búp bê và đất nặn. Đón các con đi học về, chị hay ghé mấy cửa hàng gần trường, mua cho chúng những túi đồ chơi bằng nhựa, đủ màu sắc, với giá khoảng vài chục nghìn. Đồ chơi nhiều tới nỗi chị Hạnh phải cất bớt nhưng lần sau thấy con đòi, chị lại mua. Chị tính mua những loại giá rẻ, có thể thay đổi và mất hay hỏng cũng không tiếc. Tuy nhiên, sau vài lần chơi, các món đồ, được làm từ loại nhựa kém chất lượng méo mó, bong hoặc phai màu, đất nặn khô cứng, mủn ra.

Đọc thông tin về đồ chơi độc hại, các vụ ngộ độc thực phẩm, chị Hạnh nhận ra bấy lâu đã dễ dãi cho con ăn và chơi đồ thiếu an toàn, không đảm bảo vệ sinh. Vào các nhóm phụ huynh học hỏi, chị Hạnh tự sáng tạo đồ chơi thủ công cho con bằng giấy màu hoặc đồ tái chế. Hàng tối, mẹ con chị cùng nhau tô màu, cắt giấy hoặc nghĩ ra các trò chơi để rèn luyện kỹ năng và trí tưởng tượng.

"Tôi vẫn mua đồ chơi cho bé nhưng có kiểm soát hơn và xem xét kỹ món đồ đó an toàn không, giúp ích gì cho sự phát triển của con", chị Hạnh nói.

Thay vì đáp ứng đòi hỏi của con, chị treo thưởng, buộc con ý thức hơn để nhận được quà của mẹ. Theo chị Hạnh, đồ chơi an toàn là những loại có nguồn gốc rõ ràng, của nhà sản xuất uy tín, có thể làm từ gỗ hoặc nhựa. Đồ chơi không cần nhiều để trẻ phải tự nghĩ ra các trò và tình huống từ những thứ mình có.

Chị Hạnh cũng chịu khó chuẩn bị đồ ăn sáng ở nhà hoặc mua ở những hàng đảm bảo. Chị để vào cặp con hộp sữa, chiếc bánh và dặn chiều đói có thể lấy ra ăn.

Chị Hạnh hướng dẫn con làm con cá thủ công từ giấy màu. Ảnh: NVCC.

Chị Hạnh hướng dẫn con làm con cá thủ công từ giấy màu. Ảnh: NVCC.

Giống chị Hạnh, chị Nguyễn Thu ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, luôn chuẩn bị một chai nước ép hoặc sinh tố cùng bánh hoặc hoa quả từ tối hôm trước để con mang tới trường. Quanh trường không có hàng rong nên bé không có thói quen đòi mẹ mua quà vặt.

Để bảo vệ con khỏi các đồ ăn, đồ chơi độc hại, chị thường hướng dẫn con nhận diện đồ chơi hay thực phẩm không an toàn qua màu sắc, chất liệu và nguồn gốc. Chị Thu ít mua đồ chơi cho con và nếu có sẽ trực tiếp mua hoặc đưa bé đi cùng rồi định hướng đồ gì phù hợp. Các món đồ thường bằng gỗ hoặc nhựa cao cấp và có thể dùng nhiều lần.

Nếu muốn có món đồ yêu thích, con sẽ phải được điểm tốt, cô khen hay giúp mẹ làm việc nhà. Hiện chị không cho con tiền tiêu vặt nhưng tính khi con lên cấp hai sẽ thưởng tiền, mỗi lần 1.000-2.000 đồng.

"Tôi sẽ ghi ra những việc con cần làm và nếu làm tốt sẽ được thưởng tiền. Tiền này sẽ cho vào lợn và con có thể đóng học hoặc mua đồ chơi", chị Thu nói.

Dương Trang - Bình Minh


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?