Danh sách bài viết

Sinh viên săn điểm rèn luyện - mũi tên trúng hai đích

Cập nhật: 27/09/2023

Linh là sinh viên năm ba ngành Kinh tế của một đại học ở Hà Nội. Kỳ II năm nhất, Linh đạt điểm trung bình học tập (GPA) ở mức giỏi, đồng hạng 4 với một bạn khác. Theo quy chế, mỗi lớp có 10% sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập, xếp theo GPA từ cao xuống thấp. Lớp được 4 suất, Linh không có trong danh sách do điểm rèn luyện thấp hơn bạn đồng hạng.

"Kỳ I em không trong nhóm có điểm học tập đủ để giành học bổng nên kỳ II chỉ chăm chăm vào học, rồi cũng nghĩ xếp loại giỏi thì điểm rèn luyện tự khắc cao", Linh nói.

Bước sang năm hai, Linh tìm hiểu thông tin, xin lời khuyên từ anh chị khóa trên, sau đó đăng ký tham gia ngay vào việc tổ chức chương trình chào tân sinh viên của khoa để có chứng nhận tính điểm rèn luyện.

Sau đó, nữ sinh tham gia khâu tổ chức một hội thảo ở khoa và hiến máu. Kết quả, điểm rèn luyện của Linh ở mức 91/100, tăng khoảng 15 điểm so với năm nhất, giúp em nhận được học bổng đầu tiên của trường.

Ngoài dùng để xét học bổng, các trường đại học sử dụng kết quả đánh giá rèn luyện để xét khen thưởng - kỷ luật, xét cho thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá hay làm căn cứ xét sinh viên có được thi tốt nghiệp, làm khóa luận hay không. Tùy mục tiêu, nhiều sinh viên phải lên kế hoạch để kiếm điểm rèn luyện.

Một phần bảng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Một phần bảng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Các quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được quy định tại thông tư 16 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, các trường đánh giá người học dựa trên: ý thức học tập; chấp hành nội quy; tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao; quan hệ cộng đồng; tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong trường hoặc đạt thành tích đặc biệt.

Điểm rèn luyện được tính theo thang 100. Sinh viên đạt từ 90 đến 100 được xếp loại xuất sắc, 80 đến dưới 90 tốt, 65 đến dưới 80 khá, 50 đến dưới 65 trung bình, còn lại là yếu và kém.

Dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi trường xây dựng bảng đánh giá chi tiết. Như với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên được đánh giá trên 5 tiêu chí lớn, trong đó gồm nhiều tiêu chí nhỏ với điểm từ -5 đến 8.

Hán Huyền Trang, sinh viên năm hai chuyên ngành Báo ảnh, cho biết một số tiêu chí rất dễ được điểm như đóng học phí, các khoản lệ phí, bảo hiểm y tế đầy đủ; chấp hành quy chế nội - ngoại trú; tham gia tuần sinh hoạt công dân, chấp hành nội quy, các văn bản chỉ đạo.

"Nếu không bị kỷ luật, gần như sinh viên nào cũng được khoảng 68-70 điểm nhờ những phần này", Trang chia sẻ.

Tuy nhiên, để đạt mức điểm cao hơn, sinh viên cần có kết quả học tập cao hơn hoặc phải tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia nghiên cứu khoa học; tham gia ban tổ chức các chương trình của khoa, trường; tham gia các câu lạc bộ; hiến máu...

Như kỳ II năm học qua, Trang đạt 83/100 nhờ có điểm học tập xếp loại giỏi và tham gia chương trình tình nguyện "Đền Hùng xanh" trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, có giấy khen của tỉnh Phú Thọ.

Trang cho rằng nếu mục tiêu là điểm rèn luyện, sinh viên cần chú ý tìm hiểu hoạt động nào được tính điểm. Em tham gia nhiều hoạt động do yêu thích, nhưng chỉ một trong số đó được cộng điểm nhờ có chứng nhận của tỉnh.

Các tình nguyện viên hỗ trợ ban tổ chức tại lễ hội Đền Hùng năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các tình nguyện viên hỗ trợ ban tổ chức lễ hội Đền Hùng năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đình Dũng, sinh viên năm ba ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội rất ít tham gia các hoạt động ở trường do tính hướng nội. Tuy nhiên, nếu hai kỳ liên tiếp bị xếp loại yếu kém về rèn luyện (dưới 50 điểm), sinh viên bị cho ngừng học ít nhất một kỳ. Em kiếm điểm rèn luyện bằng cách tham gia một số hoạt động online.

"Nhà trường thường có những hoạt động online như làm bài kiểm tra quy chế, điền khảo sát, lấy ý kiến sinh viên, họp lớp online", Dũng nói. Cộng với điểm GPA loại khá, em được khoảng 65 điểm mỗi kỳ.

Còn với Thanh Tùng, sinh viên năm hai Đại học Sư phạm Hà Nội, tham gia các sự kiện, hội thảo ở trường là cách kiếm điểm hiệu quả.

"Với một số chương trình lớn, trường công khai điểm rèn luyện để sinh viên nắm được và tham gia. Với chương trình khác, từng khoa có quy định riêng. Sinh viên cần chăm đọc thông tin do khoa, trường phát ra để nắm bắt", Tùng nói.

TS Phạm Mạnh Hùng, đại diện Ban Công tác sinh viên, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết để có thể có kết quả rèn luyện tốt, sinh viên cần có kết quả học tập tốt; có ý thức rèn luyện, kế hoạch tham gia các hoạt động; có kết nối với bạn bè, thầy cô, thường xuyên theo dõi kênh thông tin chính thống của trường; tham gia hoạt động và sử dụng các công cụ do trường cung cấp.

Ở mức thấp hơn, để không bị kỷ luật do kết quả rèn luyện kém, sinh viên cần tham gia các hoạt động theo yêu cầu tối thiểu như: họp lớp, sinh hoạt công dân, bài kiểm tra quy chế và cuộc thi tìm hiểu pháp luật online.

"Đây là hoạt động cơ bản, không tốn thời gian", ông Hùng nói. Thông qua hoạt động này, sinh viên sẽ nắm được các thông tin để định hướng học tập và rèn luyện, tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần, đảm bảo khả năng thích ứng, giảm thiểu các tác động bất lợi từ môi trường xung quanh.

Ngoài ra, tùy theo thiên hướng, sinh viên có thể lựa chọn hoạt động hay tổ chức phù hợp để tham gia. Tại Bách khoa Hà Nội, mỗi học kỳ có khoảng 600 hoạt động lớn nhỏ với khoảng 400.000 lượt sinh viên tham gia. Nhà trường có quy trình, hệ thống ghi nhận và theo dõi tình hình hàng ngày.

"Nếu thích thể thao, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ hay các hoạt động thể thao; muốn nghiên cứu khoa học, trau dồi chuyên môn, các em tham gia câu lạc bộ học thuật, lab nghiên cứu hay hội thảo khoa học. Về kết quả rèn luyện, các hoạt động này đều được ghi nhận như nhau", ông Hùng chia sẻ.

Đại diện Phòng Công tác sinh viên một trường khối Kinh tế cho rằng có nhiều cách để kiếm điểm rèn luyện dễ dàng. Tuy nhiên, không ít sinh viên không quan tâm cho đến khi điểm này ảnh hưởng đến một số lợi ích như học bổng, lưu trú ký túc xá. Nhiều em tìm cách lấy điểm theo hướng chống đối.

"Nếu tham gia các hoạt động phù hợp với sở trường hay ngành học, các bạn vừa có điểm rèn luyện tốt, vừa có thêm kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc khi ra trường", cô nói.

*Tên một số nhân vật được thay đổi

Dương Tâm


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?