Danh sách bài viết

Sinh viên thất vọng vì Australia hoãn mở biên

Cập nhật: 25/10/2023

Nhận được tin Australia cho phép du học sinh, lao động có tay nghề cao đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 có thể nhập cảnh từ 1/12, sau 20 tháng đóng cửa biên giới, Zhang Yiming, 28 tuổi, vui mừng và đặt ngay vé máy bay để tới "xứ sở chuột túi" vào đầu tháng 12, tiếp tục học ngành Luật của Đại học Newcastle ở bang New South Wales.

Thế nhưng, hôm 29/11, khi Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo đợt mở cửa biên giới dự kiến khởi động ngày 1/12 sẽ bị hoãn ít nhất tới 15/12 do biến chủng Omicron, Zhang phải hủy vé.

Từng từ chối thực tập tại một trong những công ty luật uy tín nhất ở Thượng Hải vì nghĩ sẽ được sang Australia vào đầu tháng 12 rồi không ngờ chuyến bay bị hủy chỉ 12 tiếng trước khi khởi hành, Zhang cho rằng quyết định hoãn mở cửa biên giới là "vô cùng thiếu trách nhiệm".

"Thông báo khẩn cấp đó khiến những người có thị thực tạm thời bị bỏ lại, không có thời gian chuẩn bị và phản ứng với nó", Zhang nói.

Chính quyền bang New South Wales hôm qua cho biết bất chấp sự trì hoãn của chính phủ liên bang về việc nới lỏng các hạn chế biên giới, họ sẽ vẫn tiến hành chương trình đưa 250 sinh viên quốc tế đã được tiêm chủng tới Australia. Khi các chuyến bay hạ cánh tại Sydney vào ngày 6 và 24/12, các sinh viên phải tuân theo các biện pháp cách ly nghiêm ngặt mới được áp dụng trong vài ngày qua. Thật không may, Zhang không nằm trong số đó.

Các sinh viên quốc tế đang cảm thấy thất vọng khi Australia hoãn mở cửa biên giưới do biến thể Omicron. Ảnh: AAP/Joel Carrett

Các sinh viên nhập cảnh vào Australia khi nước này chưa đóng biên. Ảnh: AAP/Joel Carrett

Không chỉ Zhang Yiming, nhiều sinh viên quốc tế khác mong chờ đến Australia cũng tỏ ra bối rối và "tiêu tan hy vọng". Sau khi hoãn việc học trong năm nay, Julie Eti, sinh viên Samoa, đã nghĩ được bắt đầu chương trình học ở Melbourne vào năm 2022.

Nữ sinh 18 tuổi này tỏ ra lạc quan sau khi nhận được email vào tuần trước, thông báo rằng biên giới sẽ được mở vào ngày 1/12. Cô không ngờ thông báo hoãn lại được đưa ra ngay sát ngày có thể lên đường.

"Thông báo này thực sự tàn khốc. Nó khiến tôi mất hết hy vọng có thể đến Australia", Eti nói.

Kirk Yan, đại diện di trú có trụ sở tại Melbourne và là người ủng hộ sinh viên quốc tế và những người tạm trú tại Australia, cho rằng thông báo này sẽ khiến niềm tin vào các chính sách biên giới của Australia bị suy giảm hơn nữa.

"Các điểm du học phổ biến khác như Canada, Anh hay Mỹ đã mở cửa biên giới cho sinh viên quốc tế sớm hơn Australia và vẫn chưa đóng cửa do Omicron", ông Yan nói. Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng quyết định này có khả năng làm tổn hại thêm danh tiếng về một địa điểm du học lý tưởng của Australia.

Catriona Jackson, Giám đốc điều hành Universities Australia, cho biết các trường đại học sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ liên bang, tiểu bang để làm mọi thứ có thể nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế muốn quay lại Australia ngay khi thấy an toàn. Hiện, khoảng 130.000 sinh viên vẫn ở bên ngoài Australia với hy vọng trở lại kịp thời cho học kỳ đầu tiên vào năm sau.

"Chúng tôi hiểu sự chậm trễ này là một thách thức đối với sinh viên và các trường đại học. Điều quan trọng là phải thừa nhận khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của những người đã kiên nhẫn chờ đợi đến hai năm", bà nói.

Andina Dwifatma, nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Jakarta vài tuần trước đó đã nhận được một số email mời trở lại Australia, cho biết chưa nhận được thông báo cập nhật nào kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện. Việc hạn chế đi lại có thể ảnh hưởng đến kế hoạch trở lại Melbourne của cô vào đầu năm tới.

Mặc dù hiểu quyết định của chính phủ Australia, Dwifatma cho rằng phải chờ đợi quá lâu khiến cô bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe tâm thần. "Tôi đã chuẩn bị tinh thần để học tập từ đầu năm 2020, khi được nhận vào Đại học Monash, nhưng nó cứ bị trì hoãn và tôi thấy rất mệt mỏi", Dwifatma nói. Cô còn lo ngại việc phát sinh các loại chi phí như cách ly, trong khi học bổng của cô không bao gồm khoản phí đó.

Belle WX Lim, du học sinh đến từ Malaysia tại Melbourne, cựu chủ tịch Hội đồng Sinh viên Quốc tế Australia, thì cảm thấy sự "thiếu công nhận" đối với những người có thị thực tạm thời của Australia, chẳng hạn những sinh viên quốc tế như cô. Thậm chí, cô còn cho rằng "đó là động thái rất phi nhân văn".

"Những sinh viên đến học ở đây phải trả 40.000 USD học phí, chưa kể tiền thuê nhà, đồ đạc và giờ họ mắc kẹt ở ngoài trong hai năm", cô nói, hy vọng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ Australia.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết việc tạm dừng mở cửa biên giới được đưa ra trên cơ sở tham vấn y tế của các chuyên gia. Tuyên bố của Ủy ban An ninh quốc gia cho biết họ sẽ "đảm bảo Australia có thể thu thập thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về biến thể Omicron".

Bộ trưởng Giáo dục Alan Tudge nói với tỷ lệ tiêm chủng cao, ông hy vọng việc tạm dừng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 15/12 theo kế hoạch.

"Tôi biết điều này sẽ gây thất vọng cho một số sinh viên muốn đến Australia, nhưng đó chỉ là tạm dừng một thời gian", ông nói.

Dương Tâm (Theo ABC News)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?