Danh sách bài viết

Sứ mệnh Mặt trăng sắp tới của Trung Quốc nhắm mục tiêu chưa quốc gia nào làm được

Cập nhật: 02/05/2023

Bắc Kinh nhắm tới mục tiêu chưa quốc gia nào làm được cho đến nay ở "Vùng tối" Mặt trăng, khu vực vẫn đang phủ một tấm màn bí ẩn và chưa một lần được con người khám phá.

Các quan chức Trung Quốc cho biết, sứ mệnh Mặt trăng sắp diễn ra của nước này nhằm mục tiêu mang về những mẫu đầu tiên được thu thập từ “Vùng tối” của Mặt trăng, trong bối cảnh Bắc Kinh đang thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng đưa phi hành gia lên Mặt trăng trong thập kỷ này và xây dựng một trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế.


Các thành viên của Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc và du khách theo dõi tàu vũ trụ Thần Châu 16 được phóng đi trên tên lửa Trường Chinh-2F tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền vào ngày 30/5/2023. (Ảnh: Getty Images)

Theo đài CNN, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết trong một tuyên bố rằng việc chuẩn bị cho sứ mệnh Hằng Nga 6 vào năm 2024 đang tiến triển suôn sẻ, đồng thời cho biết thêm rằng vệ tinh chuyển tiếp đi kèm của sứ mệnh sẽ được triển khai trong nửa đầu năm tới.

Tuần này, CNSA cũng nhắc tới sứ mệnh Hằng Nga 8dự kiến ​​​​vào năm 2028, với việc các quan chức Trung Quốc hôm 2/10 kêu gọi tăng cường hợp tác toàn cầu cho chuyến thám hiểm Mặt trăng không người lái tại Đại hội Du hành vũ trụ quốc tế diễn ra ở Baku, Azerbaijan.

Theo một tài liệu đi kèm được công bố trên trang web của CNSA, đoàn thám hiểm Trung Quốc vào năm 2028 sẽ hoan nghênh các dự án “cấp sứ mệnh” chung với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.  Điều này có nghĩa là Trung Quốc và các đối tác quốc tế có thể hợp tác cùng nhau trong việc phóng tàu vũ trụ và vận hành quỹ đạo, tiến hành “tương tác” giữa các tàu vũ trụ và cùng nhau khám phá bề mặt Mặt trăng.

CNSA cho hay, tàu vũ trụ Trung Quốc cũng sẽ dành chỗ cho 200kg trọng tải khoa học của đối tác nước ngoài. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng điều này có thể cho phép các đối tác tiến hành nghiên cứu Mặt trăng bằng cách “ăn theo” sứ mệnh này.

Trung Quốc kỳ vọng cả hai sứ mệnh kể trên và Hằng Nga 7, dự kiến ​​vào năm 2026, sẽ tạo ra dữ liệu có giá trị hướng tới việc xây dựng trạm nghiên cứu quốc tế lâu dài ở cực Nam Mặt trăng vào năm 2040 - một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Bắc Kinh để trở thành một cường quốc không gian.


Hình ảnh mô phỏng sứ mệnh Hằng Nga 8 được trình chiếu tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế tổ chức ở Baku, Azerbaijan vào ngày 2/10. Ảnh: CNSA

Cuộc chạy đua lên Mặt trăng

Những nỗ lực lớn trong chương trình vũ trụ đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên triển khai một tàu thám hiểm tới “Vùng tối” Mặt trăng vào năm 2019, hoàn thành xây dựng trạm quỹ đạo Thiên Cung vào năm ngoái và công bố kế hoạch trở thành quốc gia thứ hai thực hiện sứ mệnh có người lái lên Mặt trăng vào năm 2030.

Việc mở rộng quan hệ quốc tế của Bắc Kinh thông qua hợp tác không gian cũng là một phần trong kế hoạch đó – mặc dù cho đến nay chỉ có một số quốc gia được cho là đã tham gia vào trạm nghiên cứu Mặt trăng theo kế hoạch của Trung Quốc. Những nước này bao gồm Nga, Venezuela và Nam Phi.

Tất nhiên, Trung Quốc không đơn độc trong việc thúc đẩy chương trình không gian và tham vọng Mặt trăng khi nhiều quốc gia đã chú ý đến lợi ích khoa học tiềm năng, uy tín quốc gia và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên cũng như khám phá không gian sâu hơn mà các sứ mệnh Mặt trăng thành công có thể mang lại.

Tháng trước, , trở thành quốc gia thứ tư lập được kỳ tích, với việc đưa tàu đổ bộ đáp xuống gần cực Nam Mặt trăng hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào khác trong lịch sử.

Cùng tuần đó, sứ mệnh Mặt trăng đầu tiên của Nga sau nhiều thập kỷ đã kết thúc thất bại khi đâm vào bề mặt thiên thể này.

Mỹ cũng đã thúc đẩy mạnh chương trình Mặt trăng với việc khởi động chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2022 theo chương trình Artemis, nhằm mục đích đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2025 và xây dựng một căn cứ khoa học ở đó.

Giống như Trung Quốc, Mỹ cũng đang tập hợp các đối tác quốc tế, với hơn hai chục quốc gia ký kết Hiệp định Artemis về “thăm dò không gian sâu một cách hòa bình”. Trung Quốc và Nga không nằm trong số các bên ký kết hiện tại.


Hình ảnh mô phỏng sứ mệnh Hằng Nga 8 được trình chiếu tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế tổ chức ở Baku, Azerbaijan vào ngày 2/10. (Ảnh: CNSA).

Sứ mệnh Hằng Nga 6

CSNA cho biết trong một tuyên bố hôm 29/9 rằng sứ mệnh Hằng Nga 6 vào năm tới sẽ giúp hiểu sâu hơn về “Vùng tối” của Mặt trăng, thu thập các mẫu tại đây sau 10 sứ mạng trước đó tới “Vùng sáng”, là bề mặt đối diện với Trái đất.

Theo ông Hu Hao, một quan chức cấp cao làm việc trong sứ mệnh Hằng Nga 6, tàu Hằng Nga 6 dự kiến ​​​​sẽ đáp xuống lưu vực Nam Cực-Aitken ở “Vùng tối” và thu thập các mẫu bụi và đá.

“Vùng tối” Mặt trăng là phần không thể nhìn thấy từ Trái đất, được bao phủ bởi nhiều miệng hố, với địa hình gồ ghề.

Theo CNSA, tàu vũ trụ Hằng Nga 6 cũng sẽ mang theo trọng tải và vệ tinh từ bốn đối tác quốc tế. Chúng bao gồm một thiết bị do Pháp sản xuất để phát hiện khí radon, máy dò ion âm của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, gương phản xạ góc laser của Italy để hiệu chỉnh hệ thống radar và vệ tinh CubeSat của Pakistan.

Sứ mạng này dự kiến ​​sẽ được tiếp nối bởi Hằng Nga 7 vào năm 2026, nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên Mặt trăng ở cực Nam, và Hằng Nga 8 trong hai năm sau, nhằm xem xét hướng sử dụng vật liệu Mặt trăng để xây dựng các cơ sở tại đây.

Theo trang Space.com, Trung Quốc đặt mục tiêu thử nghiệm gạch in 3D chế tạo từ đá Mặt trăng vào cuối thập kỷ này. Đây là một trong những bước quan trọng, nhằm hướng tới việc xây dựng các căn cứ lâu dài trên Mặt trăng.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.