Danh sách bài viết

Sự thật về vụ “cuồng điên tập thể” tại Pháp

Cập nhật: 20/09/2020

Bấy giờ, giới y khoa Pháp kết luận rằng, những nạn nhân này ăn phải bánh mì nhiễm độc của một cơ sở sản xuất trong vùng. Tuy nhiên, gần 60 năm sau, kết luận này bị bác bỏ. Vậy sự thật chứng cuồng điên tập thể đó là gì?

Giải mã bí ẩn vụ "cuồng điên tập thể" tại Pháp

Sự kiện “bánh mì điên

Ngày 16/8/1951, cả thế giới rung động khi nghe tin thị trấn Pont Saint Espritcủa Pháp gặp phải một tai họa lạ lùng. Hơn 300 người dân hiền lành nơi đây bỗng dưng trở nên cuồng loạn với những ảo giác kinh hoàng. “Sau khi ngủ dậy, tôi cảm thấy đau đầu và nôn mửa không ngừng. Thật kinh khủng. Tôi có cảm giác như co rút người lại. Và lửa cháy cùng rắn cuộn quanh cánh tay tôi” - người đưa thư Leon Armunier, một nạn nhân tại thời điểm đó cho biết.
 
Hơn 300 người dân thị trấn Pont Saint Esprit bỗng dưng trở nên cuồng loạn với những ảo giác kinh hoàng
 
Các tài liệu ghi chép lại sự kiện này miêu tả: “Cả thị trấn hầu như phát điên. Một người đàn ông hét điên loạn và nói rằng có một con rắn đang gặm nhấm ruột gan của ông ta. Cuối cùng ông ta nhảy xuống sông để rồi chết chìm. Một cậu bé 11 tuổi đã dùng tay bóp cổ bà ngoại của mình vì cho rằng đó là quỷ dữ hiện hình. Một thanh niên trẻ trèo lên nóc nhà và hét lên rằng anh ta chính là máy bay và phi thân từ trên cao xuống đất. Những người khác thì cố nhảy qua cửa sổ. Họ gào thét, phá phách và trở nên hoang dại…”. Tạp chí Thời đại của Mỹ khi đó cũng viết: “Một sự kiện kỳ lạ chưa từng thấy. Dân chúng tự dưng phát điên. Rất nhiều người mặc dù đã bị trói tay chân đưa tới bệnh viện nhưng vẫn cố vùng vẫy để đập đầu vào tường… Đã có 5 người chết và rất nhiều người khác phải vào điều trị tích cực tại các trại tâm thần”.

Cảnh sát địa phương và các nhà khoa học sau đó đã bắt tay ngay vào việc điều tra nguyên nhân bùng phát và điên loạn tập thể này. Sau một thời gian tiến hành thu thập dữ liệu, họ đưa ra kết luận: Người dân trong vùng đã ăn phải bánh mì nhiễm độc từ một cơ sở sản xuất bánh mỳ có tên Roch Briand trong vùng. Bánh mì của cơ sở này trong quá trình sản xuất không may bị nhiễm một loại nấm độc mọc tự nhiên trên lúa mạch đen. Loại nấm độc này gây kích thích thần kinh khiến người ăn trở nên điên loạn. Vì thế, sự kiện này được gọi với cái tên: Sự kiện bánh mì điên.

Và sự thật kinh hoàng

Tai họa tại thị trấn Pont Saint Esprit có lẽ đã bị quên lãng bởi thời gian nếu như không có tiết lộ gây sốc của một nhà báo chuyên viết phóng sự điều tra người Mỹ - Hank Albareli. Theo đó, hiện Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang lưu trữ một tập tài liệu mật có tựa đề “Hồ sơ Pont Saint Esprit và F.Olson”, trong đó, F. Olson là tên một nhà khoa học của CIA và là trưởng nhóm nghiên cứu loại dược chất có tên LSD và Pont Saint Esprit là nơi tiến hành thử nghiệm thực địa loại dược chất này.

Albareli cho biết, trong tập tài liệu này có họ tên của một số người Pháp - những người đã được CIA thuê thực hiện việc đưa “thuốc điên” LSD vào bánh mì của người dân thị trấn Pont Saint Esprit. Sở dĩ thị trấn này được “chọn mặt gửi vàng” bởi ở thời điểm đó, chỉ có công ty hóa chất Sandoz đóng tại Pont Saint Esprit là nơi duy nhất tiến hành sản xuất thử nghiệm LSD.
 
Albert Hofmann - cha đẻ của chất LSD hay còn gọi là thuốc điên.
Albert Hofmann - cha đẻ của chất LSD hay còn gọi là thuốc điên.

LSD là một loại chất gây ảo giác do nhà khoa học lừng danh Albert Hofmann phát hiện vào năm 1943.
Những năm 60 của thế kỷ trước, chất này đã được nhiều thanh niên các nước Âu Mỹ gọi là “thần dược thăng hoa” và dùng nó như một dạng ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh mạnh mẽ. Một số người sau khi sử dụng LSD, thần kinh trở nên hưng phấn tột độ và đã nhảy lầu tự tử, thậm chí có những người không tự chủ được hành vi, cầm súng hoặc dao giết cả người thân.

Chính vì những hậu quả đau lòng này mà LSD được mệnh danh là “thuốc điên” và việc phát minh ra chất này cũng bị phỉ báng là “phát minh ác độc”. Tuy nhiên, trước khi trở thành “thần dược thăng hoa” và được sử dụng rộng rãi tại Âu Mỹ thì loại thuốc này vẫn luôn nằm trong “vòng bí mật” và âm thầm được người ta cho tiến hành thử nghiệm trên người.

Cùng với tiết lộ trên, nhà báo Albareli cũng đã thu thập được một số bằng chứng quan trọng khác chứng minh CIA là chủ mưu trong việc gây nên tai họa tại thị trấn Pont Saint Esprit ngày 16/8/1951. Đó là cuộn băng ghi âm ghi lại cuộc đối thoại giữa một điệp viên CIA với người đại diện của Công ty hóa chất Sandoz. Trong cuộc đối thoại, vị đại diện này đã thú nhận rằng: “Nguyên nhân chính không phải nằm ở bánh mì nhiễm độc, cũng không phải do nhiễm nấm hạt cựa mà do chất LSD”.

Các điều tra của Albareli còn cho thấy từ năm 1953 - 1965, CIA đã thực hiện kế hoạch “Thử nghiệm vũ khí tấn công mới bằng thuốc ảo giác LSD” tới những vùng ngoại ô ngoài nước. Không những thế, kế hoạch này còn áp dụng cho cả 5.700 lính Mỹ - những người thuộc đủ thành phần, màu da và tộc người khác nhau. Việc thị trấn Pont Saint Esprit “bỗng dưng phát điên” chỉ là một phần nằm trong kế hoạch thử nghiệm LSD “một cách rộng rãi” của Mỹ.

Đến thời điểm hiện tại, cả CIA và Chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa ra một lời bình luận hay giải thích hợp tình hợp lý nào về các bằng chứng liên quan đến vụ việc gây sốc này. Chỉ có Chính phủ Pháp là lên tiếng rằng họ không tiếp tay cho kế hoạch “thử nghiệm thuốc ảo giác LSD trên người” của CIA.

Mặc dù vậy, cả thế giới đều đã biết rằng LSD là một chất độc hại với các tác dụng rất tiêu cực. Năm 1966, Bộ Y tế Mỹ đã phải ra lệnh cấm chế tạo cũng như sử dụng LSD. Các quốc gia khác trên thế giới sau đó cũng nghiêm cấm sử dụng loại thuốc này. Vì thế, vụ việc CIA “dùng” gần 300 người dân vô tội tại thị trấn Pont Saint Esprit làm “chuột bạch” càng khiến cho dư luận thêm bàng hoàng, phẫn nộ và đòi phải được đưa ra ánh sáng.
 
Theo Nhân chứng và sự kiện Nga, SKĐS

Nguồn: / 0

Tags : Pháp  khoahoctot 

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.