Danh sách bài viết

Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?

Cập nhật: 16/08/2023

Marie Curie qua đời do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ và quan tài của bà sau này được công nhân khai quật phát hiện bên trong là lớp lót chì dày 2,5 mm.

Ngày nay  được nhớ đến với nghiên cứu tiên phong về phóng xạ, không chỉ mang về cho bà hai giải Nobel mà còn được công nhận là "mẹ đẻ của vật lý hiện đại". Nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ polonium và radium để lại một di sản khoa học trường tồn, nhưng chính những chất này cũng tác động lâu dài đến cơ thể bà, IFL Science hôm 25/5 đưa tin.

 Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie.
Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie. (Ảnh: Wikimedia)

Curie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người phụ nữ duy nhất được trao giải ở hai lĩnh vực khác nhau. Năm 1896, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel nhận thấy các muối uranium phát ra những tia tương tự tia X ở khả năng xuyên qua vật thể. Curie tìm hiểu công trình của Becquerel như một phần trong luận án. Bà cùng chồng, Pierre Curie, bắt tay vào nghiên cứu. Họ phát hiện radium và polonium, hai nguyên tố phóng xạ mới, vào năm 1898. Kết quả này đã giúp vợ chồng Curie được trao một nửa giải Nobel Vật lý năm 1903. Nửa còn lại thuộc về Becquerel.

Năm 1911, sau bi kịch cá nhân (Pierre Curie mất đột ngột vào năm 1906), Curie được trao giải Nobel Hóa học vì cô lập radium tinh khiết. Bà cống hiến hết mình để nghiên cứu tính chất hóa học của các và ứng dụng của chúng trong y học. Nếu không có nghiên cứu của Curie, các phương pháp điều trị ung thư có thể sẽ không phát triển như ngày nay. Nhưng dù đã phòng ngừa, việc tiếp xúc với các chất này thường xuyên trong thời gian dài vẫn để lại hậu quả cho Marie Curie.

 Mộ của Pierre và Marie Curie trong Điện Panthéon.
Mộ của Pierre và Marie Curie trong Điện Panthéon. (Ảnh: Wikimedia).

Marie Curie qua đời ngày 4/7/1934 do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ. Đây là bệnh về máu hiếm gặp, xảy ra khi tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mất, cơ thể bà nhiễm phóng xạ đến mức phải đặt trong quan tài lót chì. Tuy nhiên, không ai biết điều này cho đến năm 1995, khi quan tài của bà được khai quật.

Thời điểm đó, chính quyền Pháp muốn chuyển vợ chồng Curie đến lăng quốc gia - Điện Panthéon - nhằm tôn vinh việc họ đã đóng góp lớn cho khoa học và trở thành biểu tượng trong lịch sử nước Pháp. Nhóm phụ trách khai quật liên hệ với Cơ quan bảo vệ phóng xạ Pháp do lo ngại về phóng xạ còn sót lại và xin hỗ trợ để bảo vệ những công nhân trong nghĩa trang.

Khi nhóm khai quật đến gần mộ của vợ chồng Curie, họ nhận thấy không khí có mức phóng xạ bình thường. Mức này tăng lên khi ngôi mộ được mở ra, dù không nhiều. Mới đầu, quan tài của Marie Curie trông như làm bằng gỗ bình thường. Nhưng khi mở ra, các công nhân phát hiện nó có lớp lót chì dày 2,5 mm.

Các cuộc kiểm tra sau đó cho thấy cơ thể của Marie Curie được bảo quản rất tốt, chỉ nhiễm alpha và beta ở mức độ thấp. Theo tạp chí Journal of British Society for the History of Radiology, điều này có thể do Curie đã thực hiện những bước để hạn chế tiếp xúc với bức xạ về cuối đời.

Tuy nhiên, sau 100 năm, nhiều đồ đạc của bà, bao gồm đồ nội thất, sách nấu ăn, quần áo và những ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ mạnh. Một số vật dụng được lưu trữ trong các hộp lót chì tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris. Khi muốn tiếp cận chúng, người tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và mặc đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc với radium-226, đồng vị có chu kỳ bán rã lên tới khoảng 1.600 năm.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.