Danh sách bài viết

Tại sao nên để thiếu niên mặc đồ mình muốn?

Cập nhật: 25/10/2023

Một phần trong quá trình chuyển từ thời thơ ấu sang vị thành niên là học cách đưa ra quyết định và biết chịu trách nhiệm. Quần áo không chỉ là vẻ bề ngoài mà còn là cách để một người thể hiện tính cách bản thân. Việc để thiếu niên chủ động lựa chọn món đồ muốn mặc có nhiều tác dụng tích cực mà bạn nên tham khảo.

Quần áo không chỉ là vẻ bề ngoài

Khi bước vào tuổi vị thành niên, trẻ thường không mặc những món đồ bạn mua vì bắt đầu định hình phong cách cá nhân. Dù đưa đi mua sắm, cho tiền tiêu vặt hoặc khuyến khích trẻ làm thêm để tự mua đồ, bạn vẫn nên để cho con khoảng tự do nhất định. Bạn có thể nói chuyện với con về loại quần áo mà chúng thích. Đây là cách tuyệt vời để con thấy bạn vẫn luôn dành sự quan tâm và tôn trọng, đồng thời cũng giúp tiết kiệm khi tránh mua những món đồ trẻ không thích.

Nếu con không mặc đồ theo giới tính tiêu chuẩn, thường tìm đến các loại quần áo "unisex" (phi giới tính), bạn cũng cần cho con cơ hội trải nghiệm. Nhiều phụ huynh ngăn cấm, tỏ thái độ với con khi chúng tìm đến phong cách này và vô tình nới rộng khoảng cách với trẻ.

Brands Matthews, 22 tuổi, sống tại New York, Mỹ, là sinh viên năm cuối Đại học Johns Hopkins. Matthews kể đã trải qua tuổi vị thành niên sóng gió. Thời gian đầu, khi tò mò và mua túi xách về dùng thử, anh bị gia đình phản đối và không nói chuyện với bố mẹ trong nhiều tháng. Sau khi giải quyết được chuyện này, bố mẹ dần hiểu và cởi mở hơn trong việc để Matthews mặc những gì phù hợp.

Lúc mặc những bộ quần áo có màu tím hoặc hồng, màu nhiều người cho rằng phù hợp với con gái, anh bị bạn bè trêu chọc ở trường. Tuy nhiên, sự động viên của bố mẹ khiến Matthews tin "mình rất ổn" và tiếp tục theo đuổi phong cách yêu thích. Khi gia đình trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, Matthews trở nên tự tin và chú tâm vào việc học, thi đỗ Đại học Johns Hopkins, trường top đầu tại Mỹ.

"Tôi nghĩ sự ủng hộ của bố mẹ trong việc để thiếu niên lựa chọn quần áo sẽ tạo ra khác biệt rất lớn, vì quần áo không chỉ là vẻ bề ngoài mà còn mang đến sự tự tin", Matthews nói.

Ảnh: Emma Darvick

Ảnh: Emma Darvick

Tận dụng xu hướng để tạo ra những điều tích cực

Hiện nay, nhiều phong cách, xu hướng ăn mặc được xây dựng dựa trên yếu tố thân thiện với môi trường như việc dùng đồ "second hand" (dùng lại đồ cũ) hoặc các phụ kiện được làm từ giấy, vải vụn... Với nhiều gia đình có điều kiện, việc con cái thích thú với loại quần áo này có thể không phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng xu hướng này để dạy trẻ về bảo vệ môi trường, cách chi tiêu hợp lý cho việc mua sắm. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể khuyến khích trẻ trải nghiệm phong cách này.

Việc nắm bắt xu hướng giới trẻ có thể khiến bạn khá vất vả, nhưng vị thành niên là độ tuổi vừa cần được trao quyền tự chủ, vừa cần giám sát chặt chẽ. Việc tìm kiếm và đọc về các xu hướng cũng giúp bạn hiểu và không phản ứng gay gắt mỗi khi trẻ muốn mua đồ "trông không giống bình thường".

Luôn đồng hành để điều tiết

Để trẻ độ tuổi thanh thiếu niên mặc đồ mình muốn không có nghĩ là buông lỏng việc giám sát. Bạn tôn trọng sở thích của trẻ nhưng vẫn cần định hướng và can thiệp một cách khéo léo. Vì trẻ có thể liên tiếp đòi mua quần áo mới, chạy theo mẫu mã của các nhãn hàng nổi tiếng, đắt đỏ.

Bạn luôn cần đồng hành để điều tiết mức độ mua sắm bằng cách gợi ý trẻ đi làm thêm, sử dụng số tiền kiếm được để mua đồ mình thích. Ngoài ra, bạn cần chia sẻ với chúng về khả năng tài chính của gia đình và định hướng tìm đến những món đồ vẫn theo phong cách đó nhưng mức giá vừa phải hơn.

Với trẻ vị thành niên, quần áo là yếu tố chính trong việc khám phá và thể hiện bản thân. Hãy nhẹ nhàng và đặt mình vào vị trí của trẻ nhiều nhất có thể để giúp tìm được phong cách phù hợp.

Thanh Hằng (Theo Parents)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?