Danh sách bài viết

Tại sao người hiện đại là loài người duy nhất còn tồn tại?

Cập nhật: 09/02/2024

Người hiện đại (Homo sapiens) vượt qua hàng loạt thách thức trong suốt lịch sử tiến hóa có thể nhờ những lợi thế về xã hội, hành vi.

300.000 năm trước, khoảng thời gian ngắn nếu xét theo lịch sử tiến hóa, có ít nhất 9 loài người dạo bước trên Trái Đất. Nhưng khoảng 40.000 năm trước cho đến nay, chỉ duy nhất người hiện đại, hay người tinh khôn (Homo sapiens) còn tồn tại. Điều này đặt ra một trong những câu hỏi lớn nhất lịch sử tiến hóa của nhân loại: Những loài người khác đã đi đâu? Có nhiều giả thuyết xung quanh việc các họ hàng của người hiện đại biến mất và những nghiên cứu gần đây đang cung cấp những manh mối thú vị, Guardian hôm 20/11 đưa tin.

 Minh họa Homo sapiens hay loài người hiện đại.
Minh họa Homo sapiens hay loài người hiện đại. (Ảnh: Science Picture Co/Alamy).

Khoảng 300.000 năm trước, quần thể H. sapiens đầu tiên xuất hiện ở châu Phi. Họ trông không giống người ngày nay, nhưng giống hơn so với các loài khác. Họ cũng có cằm, điều mà không loài người nào khác có được (dù giới chuyên gia chưa rõ tại sao chỉ H. sapiens sở hữu phần nhô ra này).

Thời điểm người tinh khôn di chuyển ra khỏi châu Phi cũng gây tranh cãi. Bằng chứng gene cho thấy có một cuộc di cư lớn khỏi lục địa cách đây khoảng 80.000 - 60.000 năm. Nhưng đó không phải là chuyến đi đầu tiên. Các nhà khoa học tìm thấy một hộp sọ H. sapiens ở Apidima, Hy Lạp, với niên đại ít nhất 210.000 năm.

Một lợi thế quan trọng của H. sapiens có vẻ là kích thước quần thể. Từ bộ gene của người Neanderthal và Denisova, các nhà nghiên cứu suy luận rằng họ sống thành từng nhóm nhỏ và thường xuyên lai giống.

"Người Neanderthal và người Denisova có kích thước quần thể nhỏ nên sự lai giống giữa họ diễn ra nhiều hơn và bằng chứng gene thể hiện điều đó", giáo sư Eleanor Scerri tại Viện Địa nhân học Max Planck (Đức) cho biết. Việc thiếu đa dạng di truyền sẽ khiến những quần thể này dễ mắc bệnh hơn, dẫn đến khả năng sinh tồn kém hơn.

Trong khi đó, H. sapiens có các nhóm lớn hơn và tính đa dạng di truyền cao hơn. "Ở H. sapiens, chúng tôi thấy các mạng lưới xã hội lớn hơn, trải rộng trên phạm vi lớn hơn. Mạng lưới rộng lớn sẽ cung cấp một dạng 'bảo hiểm', vì nếu bạn có quan hệ với những người ở xa, khi xảy ra khủng hoảng môi trường như cạn kiệt thức ăn hoặc nước uống, bạn có thể chuyển đến môi trường của họ. Họ không phải kẻ thù mà là họ hàng của bạn", Chris Stringer, giáo sư tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, giải thích.

Ông cho biết thêm, các mạng lưới xã hội cũng giúp người tinh khôn trao đổi ý tưởng và kỹ thuật, công cụ mới. Khả năng phục hồi xã hội này có thể đã giúp họ sống sót qua những sự thay đổi khí hậu từng giết chết những cá thể và loài thích nghi kém hơn.

 Gương mặt phục dựng của một người đàn ông Neanderthal.
Gương mặt phục dựng của một người đàn ông Neanderthal. (Ảnh: Cícero Moraes)

Stringer tin rằng nhiều lợi thế đã giúp H. sapiens vượt trội hơn những họ hàng khác, ví dụ, khả năng dệt hoặc khâu vá. "Khi biết dệt, bạn có thể làm giỏ hoặc lưới. Kim khâu thì giúp bạn bịt kín vật liệu tốt hơn, từ đó có những chiếc lều cách nhiệt tốt hơn và có thể giữ ấm cho trẻ sơ sinh", ông nói. Mạng lưới xã hội lớn cũng giúp H. sapiens chia sẻ những kỹ thuật này một cách rộng rãi.

Một khả năng khác là H. sapiens đã đồng hóa các họ hàng vào vốn gene. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng di truyền về điều này, dù việc đây có phải là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các loài khác hay không vẫn còn gây tranh cãi. Ví dụ, một số người hiện đại sống ở lục địa Á - Âu có 2% ADN của người Neanderthal. Trong khi đó, một số nhóm sống ở châu Đại Dương có 2% - 4% ADN của người Denisova.

Có thể loài người tinh khôn tồn tại đến nay phần lớn nhờ hành vi và sự may mắn. Điều này hiện vẫn cần thiết để ứng phó với những thách thức trước mắt. "Mạng lưới xã hội rất quan trọng, khả năng thích ứng với thay đổi cũng rất quan trọng. Đó chắc chắn là điều mà tất cả chúng ta sẽ gặp phải với biến đổi khí hậu. Nhân loại sẽ đối mặt với việc hợp tác trước những cuộc khủng hoảng đó, hoặc cạnh tranh. Và điều chúng ta thấy từ người Neanderthal và H. sapiens là nhóm hợp tác tốt hơn sẽ vượt qua được", Stringer nói.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.