Danh sách bài viết

Tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản phải tự hủy trong lần phóng đầu tiên

Cập nhật: 10/04/2023

Ngày 7/3, tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản đã được phóng thử lần đầu tiên nhưng chưa thành công.

Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima
Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17/2/2023. (Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN)

Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết chế độ tự hủy đã được kích hoạt sau ít phút tên lửa được phóng đi vì động cơ giai đoạn 2 của tên lửa hoạt động không như tính toán. Trước đó, kế hoạch phóng thử tên lửa cũng bị hoãn vài lần, lần gần nhất là vào tháng trước.

Tên lửa H3 là thế hệ tiếp nối của H2A. Trong buổi thử nghiệm, tên lửa này được phóng đi vào trưa 7/3 nhưng JAXA đã buộc phải kích hoạt chế độ tự hủy sau khi đánh giá tên lửa không thể hoàn thành nhiệm vụ như đã định. Như vậy, JAXA lại một lần nữa chưa thể đạt được thành công trong quá trình phát triển tên lửa. Hồi tháng 10/2022, tên lửa cỡ nhỏ Epsilon-6 cũng đã phải tự hủy vài phút sau khi được phóng đi vì chệch quỹ đạo.

H3 đánh dấu nỗ lực khả thi đầu tiên của Nhật Bản trong suốt 20 năm qua nhằm phát triển thế hệ tên lửa mới thay thế H2A. Dù H3 được kỳ vọng sẽ giúp đưa Nhật Bản củng cố vị trí trong cuộc đua phát triển tên lửa phục vụ mục đích thương mại đang ngày càng trở nên cạnh tranh, quá trình phát triển tên lửa này vẫn hết sức gập ghềnh.

Nhật Bản đặt mục tiêu phát triển thành công H3 để sử dụng không chỉ cho mục đích phóng vệ tinh và tàu thăm dò mà còn để tham gia các nhiệm vụ đưa hàng lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Ước tính chi phí chế tạo 1 tên lửa H3 là 5 tỷ yen (37 triệu USD), chỉ bằng 1 nửa so với chi phí chế tạo H2A, nhưng lại có năng lực phóng vệ tinh cao hơn 1,3 lần. Tên lửa H2A của Nhật Bản được đưa vào khai thác từ năm 2001, có tỷ lệ phóng thành công là 97,8%, với chỉ 1 lần thất bại trong tổng cộng 46 lần được phóng tính đến nay.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.