Danh sách bài viết

Thay đổi trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP HCM

Cập nhật: 08/03/2021

Điều này tạo nên sự khác biệt với các tỉnh, thành phố khác. Thạc sĩ Văn Trịnh Quỳnh An - Giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Gia Định (TP HCM), đồng thời là giáo viên giảng dạy khóa "Luyện đề Ngữ văn TP HCM" tại Học Mãi đã đưa ra một số lưu ý dưới đây.

Cô Văn Trịnh Quỳnh An hiện giảng dạy khóa Luyện đề Ngữ văn TP HCM tại Học Mãi.

Cô Văn Trịnh Quỳnh An hiện giảng dạy khóa "Luyện đề Ngữ văn TP HCM" tại Học Mãi.

Đề thi yêu cầu học sinh phát huy khả năng sáng tạo

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn TP HCM ba năm gần đây có sự đột phá và bất ngờ. Đề chú trọng các kỹ năng liên quan đến tư duy ngôn ngữ, tư duy sáng tạo và kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh hơn là việc học tủ, học vẹt. Minh chứng nằm ở cấu trúc đề thi: ba điểm phần đọc hiểu, ba điểm phần nghị luận xã hội và bốn điểm phần nghị luận văn học.

Với 6/10 điểm thiên về kỹ năng, đề thi đã đảm bảo yêu cầu của một đề thi tuyển và có tính phân loại thí sinh cao. Kết quả cũng cho thấy, phổ điểm môn Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 năm nào cũng hợp lý, đảm bảo chọn lựa để học sinh có cơ hội trúng tuyển ở những trường phù hợp với năng lực.

Ngoài ra, học sinh không nên chỉ tìm hiểu nội dung của văn bản, mà cần so sánh, đối chiếu, tìm ra mối liên hệ giữa hai văn bản ấy. Mặt khác, câu nghị luận xã hội thường hướng đến những tình huống thực tế, cụ thể như: mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái (2018), ứng xử với ai đó nổi bật hơn mình (2019) càng làm cho môn Văn gần gũi hơn.

Cô Quỳnh Anh nhấn mạnh, đề theo hướng mở, cho học sinh quyền lựa chọn hướng làm bài là cách kiểm tra hay, giúp học sinh phát triển kỹ năng, có điều kiện bộc lộ quan điểm, cảm xúc đồng thời là cơ hội để học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tư duy ngôn ngữ của bản thân.

Bên cạnh đó, đề thi không quá nặng về kiến thức, mà chú trọng đến kiểm tra kỹ năng. Đây là khác biệt lớn so với các tỉnh thành khác. Điều này ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Ngữ văn ở TP HCM, đó là bên cạnh đảm bảo kiến thức, việc cung cấp và kiểm tra kỹ năng rất quan trọng. Để làm được điều đó, giáo viên cần tập trung nhiều thời gian hơn biên soạn và hướng dẫn các đề kiểm tra. Học sinh không thể học tủ, học vẹt mà cần chủ động tư duy để phát huy sức nghĩ, sức viết và thể hiện cá tính trong quá trình học Văn.

Sáu lưu ý giúp việc học - ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả

Sự thay đổi trong cách ra đề thi Ngữ văn khiến nhiều học sinh tại TP HCM mất phương hướng hoặc lúng túng trong việc học và ôn thi. Chia sẻ thêm về vấn đề này, cô Quỳnh An đưa ra sáu lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt trong bốn tháng còn lại:

Thứ nhất, học sinh cần bám chắc cấu trúc đề của những năm trước để lên kế hoạch ôn tập phù hợp, tránh tình trạng học tủ, học vẹt.

Thứ hai, xây dựng lộ trình ôn tập phù hợp, tháng ba tập trung rà soát các kiến thức theo chương trình lớp 9. Tháng tư kết hợp luyện đề và ôn bổ sung kiến thức còn thiếu. Tháng năm đẩy mạnh luyện đề, bấm giờ như thi thật, rèn kỹ năng làm bài. Câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót mất điểm đáng tiếc.

Thứ ba, nắm vững các kiến thức Ngữ văn THCS như: phương châm hội thoại, các phép liên kết, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp... để bảo đảm đạt điểm tối đa ở những câu hỏi dễ.

Thứ tư, rèn cách tìm từ khóa trong đề nghị luận xã hội để tránh lạc đề. Bên cạnh đó, học sinh phải nắm vững các bước làm bài nghị luận xã hội, lập dàn ý và chia đoạn ở thân bài đầy đủ. Việc lập dàn ý giúp bài văn đảm bảo bố cục rõ ràng, tránh trùng, lặp ý khi làm bài. Ngoài ra, học sinh cần thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để gia tăng vốn hiểu biết, nắm chắc diễn biến các vấn đề mang tính thời sự, xã hội... đồng thời, phát triển và học cách thể hiện quan điểm cá nhân đối với từng vấn đề cụ thể.

Thứ năm, rèn luyện cách làm bài như phân chia thời gian hợp lý, bấm giờ làm bài để không bị quá thời gian. Ngay từ thời điểm này, học sinh cần luyện tập, luyện đề, làm bài, sửa bài nhiều nhất có thể.

Thứ sáu, nên học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức để hệ thống, nắm chắc các kiến thức về văn học. Đồng thời, mỗi bài học có thể dùng giấy nhớ để ghi lại những ý chính cần lưu ý.

Mặc dù đang trong đợt nghỉ, học sinh, nhất là lớp 9 cần chủ động lên kế hoạch học tập để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

Thế Đan


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?