Danh sách bài viết

Thí nghiệm nghiệt ngã chứng minh con người sau khi chết vẫn còn ý thức

Cập nhật: 26/05/2023

Antoine-Laurent Lavoisier - nhà hóa học, viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sử dụng kinh nghiệm sống cuối cùng của mình để chứng minh một điều mà thế giới chưa bao giờ xác nhận. Đó là, liệu con người có còn nhận thức được sau khi chết, liệu họ có thể nghe thấy tiếng nói của gia đình hay những người yêu thương mình hay không?

Khi những người thân yêu của bạn trút hơi thở cuối cùng và tắt thở, rất nhiều người đau đớn tột độ đã khóc và hét tên của người quá cố một cách tuyệt vọng, như thể người đã khuất có thể nghe thấy tiếng gọi của mình.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là? Người đã khuất có nghe được tiếng khóc của người yêu thương mình không? Mặc dù hiện tại không có chứng thực 100% về việc có hay không, nhưng xét cho cùng, thí nghiệm này phải được thực hiện khi một người đã chết.

Liệu con người có nhận thức, ý thức ngắn hạn sau khi chết hay không. Vào cuối thế kỷ 18, người ta đã thử và đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, vì câu trả lời này chỉ là một bằng chứng đơn lẻ, không có thí nghiệm lặp lại nên câu trả lời có hay không vẫn chưa được xác minh rõ ràng.

Antoine-Laurent Lavoisier
Antoine-Laurent Lavoisier.

Theo tìm hiểu, Antoine-Laurent Lavoisier là nhà hóa học và là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, ông đã làm sáng tỏ lý thuyết ôxy hóa khi cháy và đặt nền móng vững chắc cho các nghiên cứu cơ bản về hóa học. Ông cũng có thể được xem là người đi đầu trong ngành công nghiệp hóa học của Pháp.

Đáng tiếc, cuộc sống riêng tư của Antoine-Laurent Lavoisier không phù hợp với những quan niệm cổ hủ lúc bấy giờ, ông không chỉ đánh mất niềm đam mê với khoa học mà còn đánh mất cuộc sống của mình.

Năm 1769, Lavoisier đã giành được danh hiệu viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đồng thời, ông sử dụng 500.000 franc để trở thành một viên chức thuế khoán, chủ quan thuế muối và thuốc lá, sau đó đảm nhiệm chức vụ trong Ủy ban Tài chính và Giám sát Thuốc súng Hoàng gia.

Đây là thời kỳ Lavoisier không chỉ là một trong những người quyền lực nhất nước Pháp, ông còn đứng trên đỉnh cao sự nghiệp khoa học của mình, giành được vinh dự về học thuật cao nhất nước Pháp.

Như người ta nói, thịnh rồi suy. Khi Antoine-Laurent Lavoisier đang tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, hoàn mỹ của mình thì không may vướng vào tình hình chính trị hỗn loạn sau Cách mạng Pháp, đồng thời trở thành một con tốt thí cho người khác sai phó.

Những kẻ cấp tiến trong quốc hội Pháp lúc bấy giờ, để chiều lòng những người cổ hủ nhất, đã quyết định giết những viên chức thuế - những người bị coi là "ma cà rồng" hút máu nhân dân trước Cách mạng, trong đó có Antoine-Laurent Lavoisier.

Những người bắt giữ Antoine-Laurent Lavoisier hoàn toàn phớt lờ những đóng góp quan trọng của ông trong khoa học, kinh tế của nước Pháp. Dù không phạm sai lầm gì, Lavoisier vẫn phải chết chỉ vì ông là một viên chức ngành thuế. Cái chết được định sẵn của ông là để ổn định lòng dân.

Đối mặt với bất hạnh cuộc đời, Antoine-Laurent Lavoisier vẫn kiên định, bình tĩnh, không suy sụp và tuyệt vọng, ông suy nghĩ về việc mình có thể làm gì trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Kết quả, Lavoisier là ông quyết định sử dụng kinh nghiệm sống cuối cùng của mình để chứng minh một điều mà thế giới chưa bao giờ xác nhận, đó là liệu con người có còn nhận thức được sau khi chết, liệu họ có thể nghe thấy tiếng nói của gia đình hay những người yêu thương mình hay không?

Khi bước lên máy chém, Antoine-Laurent Lavoisier đã gọi tên đao phủ chịu trách nhiệm hành quyết về phía mình, nói lời cầu xin cuối cùng trong đời, đó là khi bị chặt đầu, Lavoisier hy vọng rằng đao phủ có thể nhìn xem đôi mắt của ông có còn nhấp nháy không và nếu nhấp nháy thì chớp bao nhiêu lần.

Đao phủ bị kinh ngạc bởi yêu cầu của nhà khoa học cận kề cái chết, và vì kính nể người đàn ông hết lòng vì khoa học, anh ta đồng ý làm điều này. Kết quả của thí nghiệm này đã gây chấn động toàn bộ giới học thuật Pháp. Đao phủ đã thực sự nhìn thấy mắt của Antoine-Laurent Lavoisier vẫn chớp sau khi đầu lìa khỏi cổ, thậm chí còn chớp nhiều, tổng cộng là 11 lần.

Như vậy, Antoine-Laurent Lavoisier đã chứng minh rằng ý thức của anh vẫn tồn tại và anh có thể nghe thấy âm thanh của mọi người. Nói cách khác, mặc dù thí nghiệm của Antoine-Laurent Lavoisier rất tàn nhẫn nhưng ông cũng chỉ ra rõ ràng rằng, con người vẫn có ý thức trong khoảnh khắc ngắn ngủi sau khi chết.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.