Danh sách bài viết

Thiên tài 12 tuổi phát minh ra máy lọc chất thải nhựa dưới đại dương

Cập nhật: 07/10/2020

Nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng rác thải nhựa ở đại dương, cậu bé thần đồng Haaziq Kazi (12 tuổi, đến từ thành phố Pune, Ấn Độ) đã phát minh ra một chiếc máy có khả năng giải loại bỏ các chất thải nhựa ra khỏi môi trường đại dương.

Trong khi hầu hết những đứa trẻ 12 tuổi vẫn còn mải mê với những cuốn truyện tranh, những bộ phim hoạt hình hay các trò chơi điện tử và hoàn toàn vô ưu vô lo về những vấn đề toàn cầu, Kazi đã đau đáu về việc làm thế nào để thế hệ sau này không phải sống trong một môi trường đầy nhựa thải.


Thần đồng Haaziq Kazi chia sẻ về phát minh bảo vệ đại dương của mình.

“Cháu đã xem một số phim tài liệu và nhận ra rằng, chất thải tác động xấu đến sinh vật biển. Cháu cảm thấy mình phải làm gì đó. Những con cá mà chúng ta ăn hàng ngày đang phải ăn nhựa trong đại dương nên chu kỳ ô nhiễm đã đi đến chúng ta và điều này thậm chí còn ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của con người. Do đó, cháu đã đưa ra giải pháp ERVIS, Kazi chia sẻ.

Giải thích phát minh ERVIS của mình, Kazi nói: “Những chiếc đĩa sử dụng lực hướng tâm để hút chất thải, sau đó nó tiến hành phân tách nước, sinh vật biển và chất thải. Sinh vật biển và nước sẽ được đưa trở lại đại dương, còn chất thải bị giữ lại và tiếp tục được phân tách thành 5 phần nữa”.

Không chỉ dừng lại ở những bản vẽ con nít, Kazi đã tiến hành thử nghiệp phát minh của mình và dõng dạc giới thiệu, phân tích nó trong chương trình TEDxGateway ở Mumbai vào năm ngoái.

Chỉ mới 12 tuổi nhưng Kazi đã tự tin giới thiệu giải pháp ERVIS loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương trong chương trình nổi tiếng TEDxGateway.
Chỉ mới 12 tuổi nhưng Kazi đã tự tin giới thiệu giải pháp ERVIS loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương trong chương trình nổi tiếng TEDxGateway.

Trong bài phát biểu của mình, Kazi tiết lộ, ý tưởng vật lý đằng sau phát minh ERVIS đến từ việc rửa tay. Mẹ Kazi từng nói cậu bé cần phải rửa tay trước khi ăn và khi rời khỏi nhà vệ sinh với một bàn tay sạch sẽ, ý tưởng về ERVIS đã bật lên trong đầu cậu bé thiên tài.

Kazi tuyên bố đã chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu ERVIS đầu tiên trong bồn tắm của mình. Mặc dù chỉ hoạt động trong 7 giây trước khi hỏng nhưng nó đã cho thấy hiệu quả như mong đợi.

Công trình nghiên cứu loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương của Kazi đã khiến nhiều tổ chức và nhà khoa học quốc tế chú ý.
Công trình nghiên cứu loại bỏ chất thải nhựa ở đại dương của Kazi đã khiến nhiều tổ chức và nhà khoa học quốc tế chú ý.

Bài diễn thuyết hết sức thuyết phục và tự tin của Kazi tại TEDxGateway đã thu hút sự chú ý của các tổ chức và học giả quốc tế. Tuy nhiên, Kazi cho biết, dự án vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Đây vẫn chỉ là giai đoạn đầu. Công trình của cậu bé cần phải trải qua nhiều giai đoạn và thử nghiệm với một nguồn tài chính đáng kể trước khi một ERVIS thực thụ có thể hoạt động đầy đủ xuất hiện ở các đại dương.

Kazi khẳng định cậu bé vẫn sẽ theo phát minh ERVIS nhằm âm thầm hút hết những rác thải nhựa của loài người ra khỏi “mẹ thiên nhiên”.

Trong cuộc chiến chống tại cuộc khủng hoảng rác thải nhựa này, tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần bằng việc tiêu thụ và xử lý các chất thải nhựa một cách có trách nhiệm hơn.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.