Danh sách bài viết

Thiếu điện nước, Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên sa mạc Taklimakan thế nào?

Cập nhật: 02/08/2023

Xây dựng các tuyến đường cao tốc xuyên sa mạc là một trong những kỳ tích trong các ngành kỹ thuật của Trung Quốc.

Thành tựu lớn

Đường cao tốc sa mạc Tarim - đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc - không chỉ là đường cao tốc lớn nhất từng được xây dựng trên sa mạc, mà còn là một thành tựu thực sự trong ngành kỹ thuật Trung Quốc.

Tuyến đường dài 522km đi qua một trong những vùng khắc nghiệt nhất hành tinh, có diện tích 270.000km². Tên gọi của sa mạc này, theo tiếng Duy Ngô Nhĩ, có nghĩa là "chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra". Đối với người Trung Quốc, nơi này còn được gọi là "Biển tử thần".

Kể từ khi được xây dựng vào năm 1995, một vấn đề vẫn luôn ám ảnh những người xây dựng con đường này là: làm thế nào để cồn cát không vùi lấp đường cao tốc? Trong mười năm đầu tiên, con đường liên tục bị ảnh hưởng bởi cát, địa hình và môi trường đã "chặn đứng" hàng chục chuyến xe tải vận chuyển dầu từ lưu vực Tarim về phía nam.

Đường cao tốc sa mạc Tarim đi qua sa mạc Taklimakan.
Đường cao tốc sa mạc Tarim đi qua sa mạc Taklimakan.

Để tìm ra giải pháp, các kỹ thuật viên đã xây dựng một vành đai xanh khổng lồ ở hai bên đường cao tốc, được hỗ trợ bởi các đường ống tưới nhỏ giọt để thảm thực vật phát triển. Theo cách này, vành đai bụi rậm và cây nhỏ sẽ ngăn cát vượt qua và giữ cho đường cao tốc thông thoáng.

Để duy trì cơ sở hạ tầng khổng lồ này và để duy trì con đường thông suốt cho hoạt động vận chuyển dầu, chính phủ Trung Quốc đã thuê một đội ngũ công nhân đông đảo làm việc ở chân đường cao tốc. Cứ 4km lại có một ngôi nhà nhỏ màu xanh lam được cấp cho hai người Trung Quốc ở, chuyên giám sát và sửa chữa hệ thống thủy lợi trên đoạn đường cao tốc của họ. Mỗi cặp ở đây tối đa hai năm và thường không liên lạc với bất kỳ ai khác trong thời gian này, kể cả hàng xóm của họ.

Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã trồng khoảng 2 triệu cây mỗi năm trên sa mạc này.
Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã trồng khoảng 2 triệu cây mỗi năm trên sa mạc này.

Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã trồng khoảng 2 triệu cây mỗi năm, xây dựng hàng chục giếng nước và tăng kích thước của vành đai chống cát lên khoảng 70 mét chiều rộng và 400 km chiều dài. Việc trồng cây trên đường cao tốc Tarim đang được nghiên cứu bởi các học giả thế giới như một ví dụ điển hình về cách phát triển hệ thống tưới tiêu ở những vùng khô hạn.

Vào tháng 1/2022, chi nhánh mỏ dầu Tarim của PetroChina đã khởi động dự án chuyển đổi nhằm chuyển đổi tất cả các máy phát điện diesel thành máy quang điện.

Các máy phát điện năng lượng mặt trời
Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ngày 23/6/2022
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 23/6/2022. (Ảnh: Tân Hoa xã).

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ngày 25/6/2022
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 25/6/2022. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ngày 26/6/2022
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 26/6/2022. Ảnh: Tân Hoa xã

 Công nhân trải lưới cỏ dọc theo đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan
Công nhân trải lưới cỏ dọc theo đường cao tốc mới đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, ngày 13/7/2018. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Các tuyến đường khác

Ngoài tuyến đường chính dài hơn 500km đi qua sa mạc, Trung Quốc cũng xây các tuyến đường cao tốc xuyên sa mạc khác để phục vụ đời sống của người dân. Năm ngoái, tuyến đường cao tốc nối Quận Yuli và Quận Qiemo - nằm ở phía nam Quận tự trị Mông Cổ Bayingolin của Tân Cương, cũng là con đường thứ ba băng qua sa mạc Taklimakan - đã được đưa vào hoạt động.

Với tốc độ thiết kế 60 hoặc 80 km/h cho các đoạn khác nhau, cao tốc có tổng chiều dài 334 km, với 307 km đi qua sa mạc. Cho đến nay, Trung Quốc có hơn 1.200 km đường cao tốc xuyên sa mạc Taklimakan, sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai thế giới.

Đường cao tốc này đã được xây dựng với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1,75 tỷ nhân dân tệ (khoảng 261,5 triệu đô la Mỹ) và bắt đầu xây dựng vào tháng 10/2017.

Đường cao tốc đã rút ngắn hành trình giữa Quận Qiemo và thủ phủ Korla của tỉnh khoảng 350 km. Dự kiến con đường sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng người dân phải đi lại xa, chi phí sinh hoạt cao, nông sản khó tiêu thụ.

Tursunjan Darman, 51 tuổi, một cư dân địa phương của quận Qiemo, cho biết trong vài thập kỷ qua, thời gian di chuyển từ Korla đến Qiemo đã được rút ngắn từ ba ngày xuống còn hơn chục giờ, và giờ chỉ còn sáu giờ đồng hồ.

Ông Wang Yunfei - giám đốc dự án của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc, đơn vị đảm nhận dự án - cho biết điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão cát thường xuyên và việc khó tiếp cận với nước, điện, tín hiệu liên lạc và nguồn cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày đã khiến quá trình xây dựng đường cao tốc băng qua sa mạc trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức

Theo ông Wang, các đội xây dựng đã san bằng 32 đụn cát cao và lấp đầy 28 vùng đất trũng giữa các đụn cát. Để đường cao tốc không bị cát chôn vùi, các nhà thầu đã thiết lập 58 triệu mét vuông lưới cỏ và hơn 900 km rào chắn dọc đường.

Việc thông xe tuyến cao tốc đã thúc đẩy niềm tin của các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực dọc tuyến. Một công ty chăn nuôi ở Qiemo County đã nuôi hơn 6.000 con gia súc. "Con đường đã tiết kiệm gần 1.000 nhân dân tệ cho mỗi con bò trong chi phí vận chuyển và chăn nuôi, và chúng tôi dự định đầu tư thêm 500 triệu nhân dân tệ để mở rộng quy mô chăn nuôi", Guo Chengli, phó giám đốc công ty cho biết.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.